Vấn đề phân chia địa giới đối với thời bấy giờ đáng kể là một việc quan
trọng vì đến đời Lý, cương thổ Việt Nam chỉ mới rõ rệt về phương Nam vào
khoảng Thanh Hóa, cách biệt với đất Chàm do dẫy Hoành Sơn, và về
phương Bắc từ Cao Bằng sang Đông. Địa phận Đông Khê so sánh với ngày
xưa không khác lắm. Từ nơi này ra biển, Bắc ngạn sông Kỳ Cùng thuộc về
Tống gồm có châu Tây Bình, Lộc Châu và huyện Thanh viễn rồi tới chỗ
gần bể, lĩnh thổ Việt Nam còn ăn vào tới tỉnh quảng Đông đến gần vịnh
Khâm Châu. Các cư dân tại Cao Bằng gồm Mán, Nùng, Thổ, Mường không
thuộc về hẳn về bên nào. Biên giới về phía này, tới vùng Bảo Lạc và Yên
Bái này nay có thể nói bấy giờ chưa có ảnh hưởng của Lý triều. (Đây là
theo lời bàn của Hoàng Xuân Hãn tác giả cuốn Lý Thường Kiệt chuyển
nhượng). Theo ý chúng tôi thì trái lại, tức là Lý Triều đã đạt được một phần
nào ảnh hưởng phần nào tới các cư dân thượng du ở điạ hạt Cao Bằng. Tỉ
dụ như họ Nùng oanh liệt bậc nhất trong đám tù trưởng Thượng du, tuy
hùng cứ miền Quảng Nguyên (Cao Bằng) đã chẳng có thời quy phục Lý
Triều đó sao?Ngoài ra các vùng Hải Ninh, Móng Cáy đến Khâm Châu
từhuyện Quảng Lang đến Ôn Châu ở phía Nam tỉnh Lạng Sơn đến Ung
Châu (Nam Định) hai bên Lý Tống cùng kiểm soát, còn về phía Tây các bộ
lạc gần như hoàn toàn độc lập. Còn người Việt dưới đời Lý thì tập trung hết
ở Trung Châu cho tới Thanh Hóa. Địa thế của Việt Nam hồi đó như ôm đất
Ung Châu và do biên giới Lý Tống chưa được phân định rõ rệt nên hay có
những cuộc rắc rối giữa hai nước và cũng do Lý – Tống đều có óc quật
cường, khuynh loát như nhau.
5 – Việc đánh Chiêm Thành
Năm 1075 tức là Năm Ất mão trước khi có việc đánh Tống, Lý Thường
Kiệt đã xuất quân đánh Chiêm Thành, vì Chiêm luôn luôn quấy rối bờ cõi
Đại Việt. Lần này chưa thành công, nhưng Lý Thường Kiệt đã vẽ được đồ
bản ba châu Địa Lý, Ma Linh và Bố Chính do Chế Củ nhường cho chúng ta
năm Kỷ Dậu (1069) dưới thời vua Thánh Tông. Ở đấy Lý triều đã di dân
sang để khai khẩn làm ăn. Việc này có hai mục đích: