Quân Tống dùng gỗ làm máy bắn đá sang như mưa. Thủy quân của ta bị hại
khá nhiều, mấy ngàn binh lính tử trận, thuyền thủng nát một số lớn. Khí thế
quân Tống rất mạnh. Và dưới quyền điều khiển của Thường Kiệt, Nam
quân cũng chiến đấu hăng hái. Để phấn khởi tinh thần quân đội, Lý Thường
Kiệt đã áp dụng một thuật tâm lý là làm bốn câu thơ, cho người lén vào đền
Trương Hát bên sông thét ra;
Nam quốc sơn Hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phân tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đảng hành khan thủ bại hư
Có ý rằng: Đất nước của người Nam phải do người Nam (vua nước
Nam) cai trị. Điều đó đã do ý trời định. Kẻ nghịch kia dám xâm phạm đất
ta, chỉ là mua lấy sự thất bại mà thôi.
Bốn câu thơ này làm phấn khởi tinh thần kháng chiến và quân Tống bị
chặn đứng không sao tiến được.
Những đoàn quân của Chiêm Thành và Chân Lạp cũng bị cản đường
nên không giúp được quân Tống. Thế của đôi bên không phân thắng bại. Lý
triều e đánh lâu không lợi vì nước ta quân ít của hiếm, theo đuổi một cuộc
trường chiến át phải hao tổn nhiều mà cuộc hành quân lúc này của bắc triều
chi do vấn đề sĩ diện hơn là do ý chí xâm lược. Lý triều liền cử sứ bộ sang
điều đình hoãn chiến. Thật là đúng điều mong mỏi của Tống triều, nay lại
được gặp dịp thuận tiện bởi quân Tống lúc này bị hại quá nửa vừa do chiến
tranh và cũng do chỗ bất phục thủy thổ. Quân số của họ trước đây là 8 vạn.
Tống triều chấp thuận ngay lời thương nghị của nhà Lý rồi rút binh nhưng
khi trở về họ chiếm giữ mấy châu quảng Nguyên (ngày nay là quảng Uyên
thuộc tỉnh Cao Bằng), Tư Lang (tức thượng Lang và Hạ Lang cũng thuộc