bị mất lại được cáo cấp về, Tống triều lại càng hoàng mang thêm, sau đó có
lệnh của Tống Thần tong cho Quảng Châu, Quảng Tây phải cố thủ ở các
nơi hiểm yếu nhất, vận chuyển tiền, vải, lương thực để khỏi lọt vào tay Lý
quân, cách thức Lưu di, cử Thạch Giám thay coi Quế Châu và đưa viện
binh tới các thị trấn đang bị uy hiếp.
Trong lúc này các đạo quân thủy bộ của Lý kể trên đây còn có nhiệm vụ
chẹn đường các đoàn quân tiếp ứng của Tống từ phía Đông lại.
Ngày 10 tháng chạp (18.1.1076) đại quân nhà Lý cũng tới thành Ung và
vây chặt lấy thành này. Tướng giữ thành là Tô Giàm (Việt Nam sử lược
chép là Tô Đam) giỏi cả về quân sự lẫn chính trị, thấy thế quân Đại Việt
mạnh nên đã áp dụng triệt để chinh sách cố thủ để chờ viện quân, tính chỉ
hai tuần lễ có thể đến nơi. Tô đem hết công nhu (tiền công) phát hết cho dân
khích lệ mọi người vững lòng, kiên trí. Kẻ nào bỏ trốn phải tội theo quân
lệnh (Địch Tích là một nhân viên dưới trướng của họ Tô bị chém trong
trường hợp này). Tô phao đồn viện quân không còn xa thành là bao nhiêu.
Nếu không có sự khôn ngoan khéo léo này, có lẽ quân dân trong thành
Ung đã đào tẩu hết.
Lúc này Lưu Di tướng giữ Quế Châu nghe tin thành Ung bị nguy liền
phái Trương Thủ Tiết đem quân đi cứu. Đạo quân này không dám tiến
thẳng đến Ung Châu, đi vòng theo đường Quí Châu tới Tân Châu rồi nghe
ngóng.
Thành Ung mỗi ngày mỗi giờ thêm nguy ngập. Vòng vây của Nam quân
cứ thắt chặt dần. Sau Trương Thủ Tiết bất đắc dĩ phải tiến. Đoàn quân này
đến phía Đông Bắc huyện Tuyên Hóa cách Ung Châu 40 cây số thì bị Lý
quân chẹn đánh. Quân Tống đại bại. Thủ Tiết bỏ mạng. Việc này vào ngày
4 tháng giêng năm Bính Thìn.