Ngày 23 tháng giêng năm Bính Thìn (1.3.1076), Ung Châu bắt đầu nao
núng. Quân Đại Việt dùng kế thổ công và hỏa công [2] lọt được vào. Tô
Giàm còn cố gắng cùng bọn tàn quân chiến đấu đến phút cuối cùng. Khi đã
kiệt sức Tô cho 36 thân nhân tự sát rồi tự thiêu mà chết. Dân trong thành
không chịu hàng và bị Lý quân giết hết. Xtes trong việc đánh Liêm Châu,
Khâm Châu và Ung Châu, quân dân Trung Quốc bị hại vào khoảng 7 vạn
người, và có trên 200 người bị bắt đem về Đại Việt cùng nhiều của cải nữa.
Việc đánh Ung Châu trước sau mất hơn một tháng. Quân Đại Việt cũng
có phần mệt mỏi. Lý Thường Kiệt hạ lệnh rút binh vì mục đích của Lý triều
bấy giờ chỉ có ý đánh một đòn tinh thần vào Tống triều để phá chương trình
xâm lăng của Tống triều mà thôi.
Một điều đáng chú ý: việc đánh Tống của Lý triều rất sang suốt bởi nếu
không tránh được cuộc xung đột thì nên lợi dụng sự bất ngờ mà đánh trước
là hơn.
Tháng ba năm Bính Thìn (1076) quân Lý rút ra khỏi đất Tống vì cần đề
phòng sự phục thù của Tống triều có thể đánh lén vào hậu phương của
mình.
4 – Cuộc Phục Thù Của Nhà Tống
Việc Lý triều đánh phá ba châu Khâm, Ung, Liêm khiến Tống giận hết
sức. Tháng hai năm Bính Thìn (1076) quân Tống lên đường Nam chinh.
Triệu Tiết là Thiên chưởng các đại chế được cử làm Chiêu thảo sư, Quách
Quỳ làm phó đem 9 tướng hợp với quân Chiêm Thành, Chân Lạp chia
đường đánh vào nước ta.
Cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa Lý Tống đã xảy ra bên bờ sông Như Nguyệt,
tức là khúc dưới sông Cầu thuộc tỉnh Bắc Ninh bây giờ. Tống thua trận này
chết hại hơn 1000 người. Quách quỳ tiến về phía sông Nhị Hà và sông
Khúc Táo thuộc địa hạt Nam Định cũng bị quân Lý Thường Kiệt án ngữ.