VIỆT SỬ TOÀN THƯ - Trang 227

Cao Bằng), châu Tô Mậu (giữa hai tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn) và huyện
Quảng Lang (tức Ôn Châu thuộc Lạng Sơn).

Năm Mậu Ngọ (1078) vua Lý Nhân Tông mở cuộ giao hảo với Bắc

Triều. Sứ thần Đại Việt là Đào Tôn Nguyên đưa 5 con voi đã thuần sang
cống vua Tống và đòi lại những châu, huyện ở miền Cao Bằng (quân Tống
chiếm được đất đai miền này đổi tên Quảng Nguyên ra là Thuận Châu đặt
3000 quân để giữ).

Tống triều ưng thuận với điều kiện là Lý triều phải trả lại cho Tống

những người dân các châu Khâm, Liêm, Ung do Lý quân bắt trong năm Ất
Mão (1075). Tất cả 221 người [3]. Trước khi cho bọn này về, Lý triều cho
thích vào trán con trai từ 15 tuổi trở lên ba chữa “Thiên tử binh”, đàn ông từ
20 tuổi trở lên thích chữ “Đầu Nam Triều” và vào cánh tay trái đàn bà con
gái hai chữ “Quan Khách”.

Sau khi quân Tống rút khỏi Quảng Nguyên, vì châu này có mỏ vàng,

người Tống tiếc của có làm hai câu thơ sau đây:

Nhân tham Giao Chỉ tượng

Khước thất Quảng Nguyên kim.

Mùa hạ năm Giáp Tý (1084) Lý triều lại phái Binh bộ Thị lang Lê Văn

Thịnh (vị thủ tuyển khoa thi đầu tiên của nước ta) sang yêu cầu Tống triều
phân chia lại địa giới và trả nốt mấy huyện Tống còn giữ lại. Viết đến đây
chúng tôi có cảm tưởng rằng việc ngoại giao của nhà Lý bấy giờ rất là khéo
léo và rất sành về mặt tâm lý. Lý triều đã áp dụng chính sách đòi dần để
tình thế giữa hai nước vừa vung đột với nhau bớt gang. Nếu yêu sách qua
nhiều trong một buổi có thể Tống sẽ không chịu vì như thế sẽ mất thể diện.
Lý triều tiến dần, quá nhiên việc thương thuyết đem lại được đầy đủ kết quả
như ý muốn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.