c) Từ Châu Quảng Lăng tiến qua Thái Bình, Bằng Tường, Tư Minh và
trại Vĩnh Bình. Đại quân đi đường này.
Theo kế hoạch, nếu thủy quân chiếm được Khâm Châu thì tiến thẳng lên
Ung Châu. Đề phòng Tống xâm nhập vào nội địa của mình, quân Đại Việt
đóng ở nhiều căn cứ theo dọc đường biên giới, các địa điểm cổng ngõ. Đại
khái quân hạ du của Lý thì đóng ở Vĩnh An và thượng du thì theo dọc biên
thùy từ các châu Quảng Nguyên, quảng lăng, Tô Mậu. Tổng số quân Đại
Việt có từ 6 đến 10 vạn.
Cuộc tấn công khai diễn như thế nào?
Lý Thường Kiệt đem thủy quân đánh vào căn cứ quân sự của Tống ở
ven bờ bể Quảng Đông. Cùng một lúc Tôn Đản phụ trách lục quân chia ba
đường kể trên đánh vào Quảng Tây, quấy rồi các trại Hoành Sơn, Thái
Bình, Vĩnh Bình, Cổ Vạn trên tiền tuyến của Ung Châu. Hàng rào này bị đổ
mặc dầu quân Tống xuất toàn lực cứu cấp nhau và chống đỡ các miền Tây
và Tây Nam.Nhiều chúa trại bị tử trận (chúa trại Hoành Sơn, Vĩnh bình,
Thái bình…) Mặt Đông Nam thiếu sự phòng bị. Quân Tống bị đánh bất ngờ
ở địa điểm này và tất nhiên quân Đại Việt phải đánh mạnh vào đây hơn hết.
Về phía Khâm Châu và Liêm Châu quân Lý cũng tiến ào ạt như gió bão
rồi tiến thẳng lên Ung Châu không gặp một sức kháng cự nào đáng kể. Chỉ
có 7 ngày quân Đại Việt đã có mặt ở chung thành Ung Châu.
Ngày 10 tháng chạp, Tôn Đản kéo thẳng một đại đội đến Ung Châu. Đại
quân ở Liêm và Khâm cùng tiến nhằm phía Bắc tức là hai đạo quân đã đổ
bộ ở Khâm Châu và Liêm Châu. Cánh quân chiếm được Khâm Châu tiến
lên Ung Châu [1]. Cánh chiếm được Liêm Châu tiến sang miền Đông Bắc
chiếm châu Bạch.
Nửa tháng sau Ty kinh lược Quảng Tây mới hay tin về cuộc biến cổ này
để thông báo về triều. Vua tôi nhà Tống hết sức bối rối. Rồi nhiều nơi khác