III. Lý Anh Tông (1138 – 1175)
- Đỗ Anh Vũ và Tô Hiến Thành
- Việc ngoại giao
1 – Đỗ Anh Vũ và Tô Hiến Thành
Vua Anh Tông tức là Thái tử Thiên Tộ mới lên ba khi vua Thần tông
qua đời. Thái hậu là Lê thị cầm quyền nhiếp chính. Vì Thái hậu tư thông
với Đỗ Anh Vũ là một cận thần nên mọi việc triều chính đều do một tay
Anh Vũ quyết đoán. Anh Vũ từ đó ra vào cung cấm và trở nên lộng quyền,
coi rẻ các đình thần. Không khí triều trung ngày một nặng nề rồi sinh rối
loạn: bọn các quan Vũ Đại, Nguyễn Dương, Nguyễn Quốc, Dương Tự
Minh bàn nhau trừ Anh Vũ nhưng việc thất bại, đều bị giết hại cả.
May trong hàng địa thần còn lại các người có uy tín như Tô Hiến Thành,
Hoàng Nghĩa Hiền, Lý Công Tín nên Đỗ Anh Vũ không dám đi xa hơn
nữa.
Thời vua Anh Tông không có việc trọng đại xảy ra và được tương đối
bình yên là nhờ có đại thần họ Tô có tài chính trị và biết điều khiển việc
quân sự. Bình chế triều Lý Anh Tông có thể gọi là thịnh đạt vì ông Tô Hiến
Thành biết chọn người làm tướng, biết luyện tập quân đội, nên giặc dã các
nơi đều dẹp được cả, đáng kể hơn cả là các bọn giặc Thân Lợi, Ngưu Hồng
và giặc Lào quấy rối nhiều nơi sau khi vua Anh Tông lên ngôi được hai
năm. Thân Lợi tự xưng là con riêng của vua Nhân Tông có phen đã xuất gia
sau họp được một bọn lưu manh trên 1000 người tại Thái Nguyên, tự xưng
vương và phong chức tước. Triều đình phải tốn rất nhiều công phu. Năm
Tân Dậu (1141) Anh Vũ cầm quân đuổi được Thân Lợi tại phủ Phú Lương
khi quân Thân Lợi về vây phủ lỵ. Thân Lợi chạy lên Lạng Sơn bị quân của
ông Tô Hiến Thành đuổi theo bắt được đem về kinh trị tội. Nhờ lập được