VIỆT SỬ TOÀN THƯ - Trang 233

nhiều công trạng vua Anh Tông phong ông Tô làm Thái úy coi cả việc văn
lẫn việc võ.

Tô Hiến Thành cũng lo cả việc khai hóa dân trí, mở mang Nho học, xây

dựng miếu thờ đức Khổng Tử ở phía Nam thành Thăng Long. Năm Ất Dậu
(1165) hiệu Chính Long Bảo ứng năm thứ 3 có mở khoa thi học sinh.

Năm Tân Mão và năm Nhâm Thìn (1171 – 1172) vua Anh Tông vi hành

khắp mọi nơi trong nước để xem xét sự sinh sống của dân chúng và địa thế
sông núi, đường lối giao thông xa gần, sau ngài cho người làm quyển địa đồ
nước nhà, tiếc rằng ngày nay cuốn sách này bị mất tích.

Năm Ất Mùi (1175) do nhiều công trạng lớn lao nữa, ông Tô Hiến

Thành được gia phong chức Thái phó Bình chương Quân quốc Trọng sự và
thêm vướng tước.

2 – Việc Ngoại Giao

Năm Giáp Thân (1164) nhà Tống đổi Giao Chỉ quận làm An Nam quốc,

phong cho vua Anh Tông làm An Nam quốc vương. Hẳn chúng ta ai nấy
đều nhớ rằng vưa kia người Tàu đặt tên nước ta là Giao Chỉ quận, sau đổi là
Giao Châu (do đề nghị của Trương Tân và Sĩ Nhiếp dưới đời Hán Hiến Đế
năm thứ ba tức năm Quí Mùi (203) sau đến Đường triều lại có sự thay tên
nữa: Đường gọi ta là An Nam đô hộ phủ. Đến đời nhà Đinh, nền tự chủ
thành hình, vua Đinh Tiên Hoàng khởi nghiệp xong liền đặt lại quốc hiệu là
Đại Cồ Việt. Ba chữ Đại Cồ Việt ngụ ý rằng nước ta là một nước lớn và
mạnh bởi chữ Đại Cồ, còn chữ Việt là để ghi danh tín của dân tộc chúng ta
là người Việt. Đến vua Thánh Tông nhà Lý thấy chữ Đại Cồ không được
văn vẻ nên đổi ra là Đại Việt dễ nghe hơn và vẫn giữ được ý nghĩa cũ ( một
nhà sử học cho rằng căn cứ vào chữ Đại Cồ Việt ta có thể hiểu thời đó trình
độ văn tự nước ta còn kém cỏi quá. Điều này rất đúng vì trải qua 3 triều
Ngô, Đinh, Lê vua quan đều là võ tướng. Nhưng trong các sắc phong Bắc
triều vẫn giữ hai chữ Giao Chỉ đến bấy giờ mới đổi ra An Nam. Sử gia Trần

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.