VIỆT SỬ TOÀN THƯ - Trang 235

IV. Lý Cao Tông (1176 – 1210)

Thái tử Long Cán lên ngôi mới 3 tuổi theo di chúc của tiên đế. Bà Chiêu

Linh Thái hậu trái lại muốn lập Long Xưởng lên làm vua. Long Xưởng
đáng lé được giữ ngôi cửu ngũ vì đã được phong làm thái tử nhưng trước
đây phạm tội nên bị truất. Tô Hiến Thành bấy giờ là một vị đại thần và
trung thần cương quyết thi hành lời ủy thác của tiên đế không ham vàng bạc
của Thái hậu đem đút lót. Năm Kỷ Hợi (1179) ông mất và trước khi gần
chết ông cử Gián Nghị đại phu Trần Trung Tá thay mình nhưng sau này
triều đình đã trái ý ông, cử Đỗ Yên Di làm phụ chính và Lý Kinh Tu làm đế
sức. Bà Chiêu Linh Thái hậu tuy vẫn nuôi ý lập Long Xưởng nhưng trong
triều còn nhiều người đứng đắn việc mưu toan phế lập không thi hành nổi.

Lý Cao Tông lớn lên thiếu hết đức tính cao cả của một ông vua, chỉ ham

chơi bời săn bắn, xây dựng cung điện khiến nhân dân phải phục dịch khổ
sở. Ngoài ra lại còn những việc mua quan, bán tước, hà hiếp nhũng lạm để
lấy tiền tiêu vào các chuyện xa xỉ. Năm Trinh Phù thứ 9 (1184) miền Đông
có cuộc nổi loạn của dân các trại Tư và Mông. Năm thứ 10 có cuộc nổi loạn
của dân Mán trại Viêm. Năm Thiên tư Gia thụy thứ 7 (1192) có cuộc nổi
loạn của người giáp Cổ Hoàng ở Thanh Hóa. Chiêm Thành cũng luôn luôn
cướp phá.

Vua quan tỏ ra bất lực và không ai lo việc nước. Các lương thần già yếu

chết dần hoặc bị bọn gian nịnh lấn áp, cho tới năm Bính Thìn (1208) tại
Nghệ An, Phạm Du nổi lên, chiêu nạp bọn vong mạng mưu đồ đại sự. Quan
Phụng Ngự là Phạm Bỉnh Gi được phái đi đánh dẹp, thắng được quân
nghịch, tịch thu của cải và đốt phá hết doanh trại cùng cơ sở của chúng.
Biết trong triều chỉ còn những tham quan, ô lại, Phạm Du cho người về kinh
mang vàng bạc dút lót vu cho Bỉnh Gi đã làm những điều hung bạo, giết hại
lương dân, Phạm Du lại còn xin về triều khiếu oan.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.