kinh đô xin rước vua đi. Vua cũng ngờ Tự Khánh làm phản rồi giáng Trần
Thị xuống làm Ngự Nữ. Tự Khánh thân đến xin lỗi. Vua và Thái Hậu bỏ đi
Lạng Sơn để đề phòng sự bất trắc. Lần nữa Tự Khánh đến xin rước vua, vua
lại đưa Thái Hậu di cư sang huyện Bình Hợp. Sau này Thái Hậu lại đòi vua
bỏ Trần Thị, Huệ Tông không nghe. Thái Hậu định bỏ thuốc độc cho Trần
Thị, Huệ Tông phải san xẻ bữa cơm của mình cho Trần Thị và không xa
Trần Thị một bước. Sau này Thái Hậu bức bánh quá, Huệ Tông và Trần Thị
lẻn trốn Thái Hậu về trú ở nhà tướng quân Lê Mịch ở huyện Yên Duyên rồi
cho tìm Tự Khánh vào chầu. Từ đấy thế lực họ Trần lại mạnh hơn trước.
Năm Kiến Gia thứ 6 Trần Thị được phong làm Thuận Trinh Phu Nhân, sau
được tôn làm hoàng hậu. Tự Khánh làm Thái Úy Phụ Chính cùng Phan Lân
tổ chức quân sự luyện tập quân đội, sửa sang võ bị. Tháng Chạp năm Quý
Mùi (1223) Tự Khánh mất, Trần Thừa đặc cách thăng Phụ Quốc Thái Úy và
em họ Trần Hậu là Trần Thủ Độ được lĩnh chức Điện Tiền Chỉ Huy Sứ, một
địa vị quan trọng bậc nhất thời bấy giờ.
Huệ Tông thường ốm đau, điên dại, rượu sau liên mien suốt ngày. Trần
Thủ Độ xét định mọi việc triều chính. Ngôi sao của Thủ Độ mỗi ngày một
thêm sáng. Vương quyền của họ Lý mỗi ngày một lu mờ, nhất là Trần Thủ
Độ dụ được Huệ Tông khoác áo hòa thượng vào tụng kinh, niệm kệ trong
chùa Chân Giáo.
Huệ Tông chỉ sinh được hai gái. Người chị là Thuận Thiên Công Chúa
đã gả cho Trần Liễu, con trưởng của Trần Thừa. Em là Chiêu Thánh Công
Chúa (tên chính là Phật Kim) mới lên 7 tuổi, Huệ Tông yêu dấu hết sức.
Tháng 10 năm Giáp Thân, Huệ Tông truyền ngôi cho Chiêu Thánh Công
Chúa.