Vua Cao Tông ưng thuận đồng thời cho triệu Bỉnh Gi về kinh giam lại.
Thấy chủ tướng lập được công mà mắc tội, bộ hạ của Bỉnh Gi phẫn uất đem
quân vây hãm kinh sư. Cầm đầu quân sĩ của Bỉnh Gi là Quách Bốc. Mục
đích của họ là phá thành cứu chủ tướng. Trước việc biến động này vua Cao
Tông cho giết luôn Bỉnh Gi rồi cùng thái tử Sam bỏ kinh thành chạy lên
sông Thao (Phú Thọ). Sau thái tử Sam chạy về Hải Ấp vào nương nấu ở
nhà Trần Lý người láng Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, phủ Xuân Trường tỉnh
Nam Định.
Trần Lý là một nhà hào phú ở đây khởi nghiệp bằng nghề đánh cá và có
uy thế tại địa phương. Họ Trần thấy trong nước biến loạn, có ý lo toan việc
lớn nên thu thập những kẻ đã đi đánh cướp nhiều nơi. Được thái tử về trú
ngụ ở nhà mình, Trần rất lấy làm mừng rỡ. Thái tử thấy Trần thị con gái
Trần Lý có nhan sắc bèn lấy làm vợ rồi phong cho Trần Lý tước Minh Tự,
cậu Trần thị là Tô Trung Tử người làng Lưu Xá làm Điện Tiền chỉ huy sứ.
Thanh thế của họ Trần cho người lên Qui Hóa (Phú Thọ) rước Cao Tông trở
về cung. Sau Cao Tông cho quân về đón Thái tử ở Lưu Xá.
Vua Cao Tông sau năm biến loạn thì mất vào tháng 10 năm Canh Ngọ
(1210), trị vì được 35 năm, thọ 38 tuổi. Nhà Lý từ đời Cao Tông bắt đầu
suy yếu rõ rệt.
Lý Huệ Tông (1211 – 1225)
Thái Tử Sam trở về kinh đô lên ngôi tức là Huệ Tông, Trần Thị được phong
là Nguyên Phi. Lúc này Trần Lý bị giặc cướp giết nhưng con thứ là Tự
Khánh vẫn nắm giữ được binh quyền. Huệ Tông phong cho Tự Khánh làm
Trung Tín Hầu, cậu Tự Khánh là Tô Trung Tử làm Thái Úy Thuận Lưu Bá,
Trần Thừa làm Nội Thị Phán Thử. Huệ Tông là một ông vua nhu nhược
luôn bệnh hoạn, lại không am hiểu chính trị, mọi việc trong triều đều giao
cho an hem chú bác họ Trần quyết định. Vì vậy ảnh hưởng của họ Trần
trong triều mỗi ngày một lớn khiến bà Thái Hậu sinh nghi. Năm Quí Dậu
(1213) bà Thái Hậu thường dày vò Trần Thị luôn. Tự Khánh đem quân đến