cuộc phiến loạn đã bùng ra. Nhưng phải công bằng mà nhận rằng nhân tâm
bắt đầu rối ren kể từ mấy ông vua bất lực cuối cùng của họ Lý, (đời vua
Cao Tông trở đi). Giặc cướp nổi lên bốn phương. Tại Quốc Oai thuộc tỉnh
Sơn Tây có quân Mường, tại Hồng Châu có Đoàn Thượng chiếm đất
Đường Hào, ở Bắc Giang có Nguyễn Nộn. cả hai đều là cựu thần của nhà
Lý cũng xưng vương chống lại tân triều, hùng cứ mỗi người một nơi và thu
hút được một phần đáng kể nhân tâm trong nước; nên thế lực của họ đã làm
cho Trần triều phải lo lắng.
Thủ Độ đem quân dẹp bọn Mường xong liền mở cuộc giảng hòa chia đất
cho Đoàn Thượng và Nguyễn Nộn. Tất nhiên đây chỉ là một giải pháp tạm
thời trong khi Thủ Độ xét chưa nên hoặc chưa thể lấy võ lực để đàn áp hai
vị thủ lĩnh đối lập hoặc lúc ấy tình thế chưa được thuận tiện. Chúng ta có
thể tin như vậy vì con người dám cương quyết chống quân Mông Cổ sau
này lại nắm phần toàn thắng như Trần Thủ Độ và con cháu họ Trần có hùng
tài đảm lược đâu có thể cùng đứng chung mãi một cõi với Đoàn Thượng và
Nguyễn Nộn. Hoặc giả Thủ Độ e dè cái tiêu bài chính nghĩa “Phù Lý diệt
Trần” của hai người này đang có hiệu lực thao túng nhân tâm thì việc chia
đất giảng hòa cũng là một kế sách đánh đổ cái chiêu bài trên đây của hai họ
Đoàn, Nguyễn?
Năm Mậu Tí (1228) giữa Đoàn Thượng và Nguyễn Nộn có xung đột.
Nguyễn Nộn đánh bại Đoàn Thượng chiếm đất Đườn Hào nhưng mấy tháng
sau Nguyễn Nộn vắn số, thế là cái đinh cắm vào mắt họ Trần tự nhiên rớt
xuống. Việc thống nhất và an ninh mấy tháng sau lại được như trước.
Trừ được mọi mối loạn, Thủ Độ cũng theo tục nhà Lý hằng năm có cuộc
hội thề tại đền Đông Cổ vào ngày mùng 3 tháng 4.
4 – Những Công Cuộc Cải Cách
Năm Nhâm Dần (1242) muốn thi hành chính sách cận dân và thân dân,
nhà vua và các quan phải cần tiếp xúc luôn luôn với đại chúng và phải sống