VIỆT SỬ TOÀN THƯ - Trang 250

Mười hai lộ dưới đời nhà Trần là: Thiên Trường, Long Hưng, Quốc Oai,

Bắc Giang, Hải Đông, Trường Yên, Kiến Xương, Hồng Khoát, Thanh Hóa,
Hoàng Giang và Diễn Châu.

Trừ các lộ ra còn có một số phủ, châu, trấn ở ngoài khu vực Trung Châu

như Tân Bình, Nghệ An, Thái Nguyên và Lạng Giang (Lạng Sơn). Ở các
nơi biên viễn thì có Trại. Đơn vị dưới cùng là xã và sách (sách tức là thôn
theo Cương Mục, tưởng phải nên giải thích rõ sách là làng Mọi thì đúng
hơn do trình độ tiến hóa còn thấp kém).

Chính thể dưới đời Trần có tính cách phong kiến triệt kể. Đứng đầu

thang giai cấp trong xã hội là Thiên Tử. Dưới là các vương hầu, quan lại rồi
đến thứ dân. Cùng tốt là nô, tì và hoành. Hoành là hạng người bị tội đồ, bị
liệt làm nô lệ.

Khi Thái Tử đã có năng lực làm việc thì được vua cha nhường ngôi. Vua

cha lên làm Thượng hoàng. Đây là một sự khôn ngoan vì Thái Tử cần phải
trải qua một giai đoạn tập sự việc quân quốc cho quen, nhưng Thượng
Hoàng vẫn đóng vai thẩm định hay quyết định những việc trọng đại. Còn
một điều lợi nữa là việc nhường ngôi khi vua cha còn sống tránh được sự
tranh giành giữa các hoàng tử thường đã sinh ra nhiều mối loạn rất là tai
hại. Thượng Hoàng gọi vua con là quan gia. Nhân dân gọi vua là quốc gia.

Tước phong thì có Đại vương, Vương, Quốc Công, Công và Hầu…phần

nhiều là các tông thất.

Thái ấp thì có An phụ, An dương, An sinh, An bang.

Việc quan chế nước ta qua đời Trần cũng sửa đổi lại. Văn võ đại thần có:

Tam Công, Tam Thiếu, Thái Úy, Tư Mã, Tư Đồ, Tư Không. Tể Tướng thì
có Tả hữu tướng quốc, Thủ tướng, Tham tri. Văn giai nội chức các bộ thì
có: Thượng thư, Thị lang, Lang Trung, Viên ngoại, Ngự sử… Ngoại chức
(quan các lộ) có An phủ sứ, Tri phủ, Thông phán, Thiêm phán…

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.