Số lượng quân nhà Trần lúc thường không có tới 10 vạn, nhưng khoảng
niên hiệu Thiệu Bảo (1279 – 1284) vì có cuộc chiến tranh tự vệ nên quân số
lên tới hai mươi vạn (200000). Đây là số quân động viên ở các lộ Đông,
Nam. Quân Thanh Nghệ chưa hề tuyển dụng đến.[1]
Binh phục thời bấy giờ thế nào không thấy sử chép chỉ biết rằng quân sĩ
đương thời đều có đội nón, căn cứ vào đạo quân của Trần Khánh Dư ở Vân
Đồn có đội nón Ma Lôi.
Đáng chú ý một điều là trong thời nhà Trần các vương hầu được phép
mộ dân gian làm lính nên năm Quý Mùi (1283) các vương Quốc Hiến,
Quốc Tảng…đã huy động các dân Bằng Hà (thuộc tỉnh Hải Dương), Na
Sầm (thuộc Lạng Sơn), An Sinh, Long Nhãn (đời Lê đổi là Phượng Nhãn)
đến họp ở Vạn Kiếp.
Đứng đầu bộ chỉ huy là “Tiết chế” cũng chức như Tổng tư lệnh ngày
này, toàn quyền điều động thủy lực chư quân. Cấp tướng chỉ huy các Quân
và Đô phải là người trong họ Trần và tinh thông võ nghệm chiến lược. Các
tướng quân thì có Phiêu kỵ tướng quân là chức riêng phong cho các hoàng
tử.
Kỷ luật rất nghiêm: kẻ nào đào ngũ sẽ phải chặt ngón chân. Nếu tái
phạm kẻ đó sẽ bị voi giày.
Về tuế bổng chỉ có quân túc vệ được hưởng, còn quân các đạo khác thì
khi yên ổn chia phiên về làm ruộng cho đỡ tốn công quỹ.
6 – Kinh Tế và Xã Hội
Kinh tế dưới đời nhà Trần vẫn là kinh tế nông nghiệp và ngư nghiệp làm
căn bản. Từ Trần Thái Tông đến Trần Nhân Tông suốt 70 năm mọi việc mở
mang đều nhằm vào nông nghiệp và ngư nghiệp và dân gian không bị đói
khổ. Nhưng đến tháng tám năm Canh Dần hiệu Trùng Hưng thứ sau đời vua
Nhân Tông có xảy ra nạn đói to. Ba thưng gạo giá một quan tiền. Dân