Ruộng ao của công dân thì mỗi mẫu lấy ba thăng thóc thuế.
Ruộng muối thì phải nộp tiền.
Ngoài các thứ thuế trọng yếu trên đây, còn có các thứ thuế lặt vặt đánh
vào trầu cau, hoa quả, tôm cá. Nhà Trần cho đúc vàng bạc thành phân,
lượng để tiện việc chi tiêu và có dấu hiệu của hoàng triều. Nộp thuế cho nhà
vua bằng tiền thì mỗi tiễn là 70 đồng. Tiền này gọi là “thượng cung tiền”.
Dân tiêu với nhau thì một tiền ăn 69 đồng. Tiền này gọi là “tỉnh mạch tiền”.
Bàn đến nông nghiệp dưới đời Trần chúng ta đã thấy có sự mở mang và
tiến bộ mỗi ngày một rõ rệt, vì vậy sau này có chiến tranh ba phen với
Mông Cổ nước ta mới có nổi thực lực can bản để đương đầu với một đế
quốc thuở đó đã hùng cường tột bực trên Thế giới. Đáng chú ý ở chỗ nhà
Trần huy động ráo riết các quân dân ở hai bên bờ sông Hồng Hà chăm nom
cẩn thận việc đê. Con đê chạy dọc theo sông Hồng bấy giờ gọi là Đỉnh nhĩ
đe do hai quan Hà đê Chánh phó sứ, trong coi và cho đắp rộng thêm ra. Nếu
nơi nào bị thiệt hại vì đê đắp lấn vào ruộng đất thì triều đình chiếu theo giá
ruộng đất bồi thường cho chủ ruộng đất chỗ đó.
Về công nghiệp sinh hoạt hay thương nghiệp sinh hoạt chúng ta thấy hai
ngành này hãy còn manh nha. Thương nghiệp bấy giờ mới nhóm ở các
miền duyên giang hay duyên hải nhờ ở sự giao thông tiện lợi. Về công
nghệ, ta nên hiểu thuở đó mới chỉ có thủ công mà thôi, nghĩa là mới có chế
độ tiểu công nghệ hay công nghệ gia đình như ta thấy các nghề này còn tồn
tại tới ngày nay ở nhiều làng mạc tại xứ Bắc. Chế độ bán sức lao động của
các thợ thuyền trong các xưởng máy dĩ nhiên ngày nay mới có.
Nhà Trần bảo vệ nhiệt liệt chế độ tư hữu của dân gian. Việc dân bán
công điền làm tư điền, việc trộm, cắp bị trừng phạt rất ngặt, kẻ phạm tội lần
thứ ba sẽ bị giết. Năm Giáp Dần (1254) Nhà nước bán ruộng quan (ruộng
công) cho dân. Mỗi “diện” tức mỗi mẫu là năm quan tiền. Sau đó ruộng
quan điền thành tư điền vĩnh viễn.