VIỆT SỬ TOÀN THƯ - Trang 257

Quân nhân, tạp, lưu, hoàng nam (trai tráng)

Lung lão (hạng người tàn tật)

Phụ tịch (người ngụ cư)

Phiêu tán, vô sản nhân (những người xiêu bạt)…

7 – Phong Tục

Phong tục của dân Việt Nam vào triều đại nhà Trần tức đầu thế kỷ thứ

mười ba còn rất thuần phác. Không khi Phật giáo cũng như dưới triều Lý,
bao trùm từ triều đình đến dân gian. Khắp các nơi đều có cảnh an cư lạc
nghiệp. Nho giáo đã thấm nhuần vào đại chúng. Tới 30 Tết dân đốt pháo
(ống lệnh đặt ở đầu cổng hay ngõ) và sửa soạn cỗ bàn để cúng bái tổ tiên.

Mùng 5 Tết trong cung vua có ban tiệc khai hạ. Từ quan đến dân, ai ai

cũng đi lễ chùa, viếng các phong cảnh, các vườn hoa, đền đài.

Tháng hai người ta dựng xuân đài. Phường chèo ca múa trên đài mua

vui cho dân chúng, ngoài ra lại còn có những cuộc đấu võ, đánh vật lấy giải
thưởng, chọi gà và đá cầu. (Quả cầu lớn bằng nắm tay trẻ em khi kết bằng
vải, khi kết bằng gấm tung qua tung lại. Bên đối thủ không bắt được là
thua). An nam chí lược.

Đúng ngày lập xuân, vua cắt người tông trưởng cầm roi vụt vào con trâu

đất(thổ ngưu), sau việc này nhà Vua và bách quan vào nội điện ăn yến. Cử
chỉ này chỉ có mục đích khuyến Nông.

Ngày mồng ba tháng ba, dân ta cũng theo Tàu ăn Tết “Hàn thực” (làm

bánh trôi để biếu nhau) rất là rộn rịp.

Mồng 4 tháng 4 là ngày hội thề ở đền Đồng Cổ (Ngày nay cũng được

coi như một ngày vui công cộng). Dân gian rủ nhau đi xem đông như nước

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.