Chú trong “Lịch triều hiến chương” thì dưới đời Trần những kẻ phạm tội
trộm cắp bị thích vào trán hai chữ “phạm đạo” và phải bồi thường 9/10 giá
trị đồ vật đã lấy. Kẻ nào không bồi thường được sẽ bị tịch thu vợ con. Vào
trường hợp tái phạm, sẽ bị chặt chân tay hay bị voi giày. Tái phạm đến lần
thứ ba sẽ bị giết. Đàn bà có chồng phạm tội ngoại tình, sẽ bị xử làm tì (đầy
tớ gái) cho chồng và chồng có quyền đem đợ hay bán.
8 – Văn Hóa
Cùng một nhịp với các ngành chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa đầu
đời Trần cũng được đà tiến triển. Đáng chú ý là chữ Nôm được xuất hiện và
đắc dụng là nhờ đời Trần có sáng kiến, có tinh thần độc lập, tự lập, nên xu
hướng văn Nôm mới ó dịp bành trướng sau nghìn năm học nhờ viết mướn
của Trung Quốc. Tiếng việt được dùng làm thi ca, khúc ngâm. Hàn Thuyên
quê ở huyện Thanh Lâm tỉnh Hải Dương là người rất giỏi thơ phú Nôm.
Toàn Thư quyển 5, tờ 41 chép rằng dưới triều Trần Nhân Tông, Thuyên làm
Hình bộ thượng thư có cá sấu đến sông Lô giết hại dân chúng. Vua sai
Thuyên làm văn ném xuống sông. Cá sấu tự rời đi nơi khác. Vua cho việc
này giống chuyện Hàn Dũ đời Đường liền đổi họ Nguyễn ra họ Hàn do mục
đích khen thưởng nhân tài. Nước ta dùng quốc ngữ trong thi phú bắt đầu từ
đó.
Nói vậy không phải là nhà Trần đã triệt để dùng chữ Nôm. Các chiếu chỉ
của nhà Vua vẫn còn biết bằng chữ Hán. Mỗi khi lệnh vua ban bố ra ngoài,
ty Hành khiển phải giảng cả âm lẫn nghĩa ra tiếng Việt cho dân hiểu (phàm
thư) và dự biết mọi việc triều đình định làm. Tóm lại chữ Hán vẫn được
dùng vào các công văn, từ lệnh, biểu chương, sớ tấu. Chữ Nôm được địa vị
đặc biệt hẳn hoi là về sau này với nhà Nguyễn Tây Sơn cuối thế kỷ thứ 18,
nhưng trong khi chữ Nôm phát triển mạnh để đi tới chỗ đại chúng, một số
nho gia trung thành với Hán tự vẫn còn luyến tiếc và đã bài xích nó kịch
liệt.