VIỆT SỬ TOÀN THƯ - Trang 261

Tôn giáo được tôn sùng nhất là đạo Phật, đạo này giữ địa vị đặc biệt ưu

đãi, dĩ nhiên việc này phải do các nhà cầm quyền thử thời mà đáng kể là
vua Thái Tông và Nhân Tông trước hết. Vua Thái Tông là tác giả kinh
Khóa Hư. Vua Nhân Tông soạn được nhiều câu kệ trong tập Trần triều
thượng sĩ ngũ lục, bao hàm những tư tưởng nhân từ, bác ái, giác tha, độ tha
rất mạnh.

Những người cầm đầu dân tộc có tư tưởng xả thân cứu thế và cúc cung

tận tụy, coi cái chết là siêu thoát, là “thành nhân” (theo lời Hoa Bằng) thì
tinh thần tranh đấu dĩ nhiên rất cao và phải có, không là điều đáng lạ. Ngoài
ra có lẽ tôn giáo đã có ảnh hưởng rất nhiều đến trí não các vua nhà Trần,
cho nên từ cung cấm, triều đường ra tới ngoài dân đã có rõ rệt một sự gần
gũi, và thân mật thành thực trong những khi thái bình thịnh trị cũng như khi
gặp nạn ngoại xâm. Đại để tháng giêng năm Mậu Thìn (1268) vua Thái
Tông và các vương hầu trong họ Tông thất tan chầu cùng vào nội điện và
nhà Lan đình ăn uống vui vẻ.[3] Đêm tối cùng nhau đặt gối dài, chăn rộng,
liền giường ngủ chung để tỏ tình thân ái. Khi đại yến, các quan uống rượu
xong rồi dắt tay nhau mà múa hát.

Đối với chúng nhân, câu “Dân vi quý” của Mạnh Tử được thi hành triệt

để nên khi chống Mông Cổ mới có hội nghị Diên Hồng. Như vậy chính
sách dân chủ hay chính thế lập hiến có thể nói là đã thực hiện ở nước ta từ
thế kỷ 13 trong thực tế, tuy về hình thức chưa có sự rõ rệt như ngày nay ở
một ít nước tân tiến. Nói như vậy chúng ta có thể nghĩ rằng chế độ phong
kiến dưới đời Trần chặt chẽ hay gắt gao chỉ là do ý muốn củng cố địa vị của
một dòng họ hơn là có ý thống trị nhân dân với bàn tay sắt. Kết quả của
cuộc chống Mông Cổ ba phen đã chứng minh một cách hnfg biện cái trạng
thái “quân dân nhất trí” và tinh thần hữu ái trong dân tộc lên cao tột bực ở
nước ta dưới đời Trần. Trạng thái ấy lại càng rõ rệt giữa khi chống Nguyên,
ngay cả dân Mán (ở trại Quy Hóa năm Đinh Tị 1257) và nhiều hào trưởng
tự động (trường hợp Hà Bổng, Nguyễn Khả Lập và Nguyễn Truyền) đem
dân binh tập kích quân giặc khi quân địch vào sâu nội địa, thủ đô bị phá.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.