chảy.
Ngày mồng 5 tháng 5 dân ăn Tết Đoan Ngọ (Tết này ta cũng bắt chước
Tàu). Nhà Vua cho làm chòi ở giữa sông coi thi bơi thuyền.
Việc cưới xin thường hay chọn vào tháng xuân để làm lễ vấn danh
(người mối và nhà trai đem trầu cau có khi dẫn cả tiền và vàng cùng quần
áo đến nhà gái. Theo Cương Mục quyển 6 tờ 34a. Khi Trần Quốc Tuấn lấy
Thiên Thành công chúa, mẹ ngài là Thụy Bà công chúa phải nộp đến 10
mâm vàng làm sính lễ). Các nhà trọng Thi Thư lễ nghĩa thì không để ý đến
các đồ sính lễ này, nghĩa là ưa sự đơn giản miễn có sự tốt đẹp về tinh thần.
Do đó ta có câu: Giá thú bất luận tài. Còn ở những người nghèo dĩ nhiên
việc hôn nhân rất giản tiện. Nếu có dẫn tiền cưới thì đem đến nhà gái một
trăm. Nếu đôi bên cùng nghèo thì một ít trầu cau chia cho bà con trong họ
và dân làng là đủ hợp thức hóa việc vợ chồng. Hằng năm mồng 1 tháng 10
có tết “cơm mới” hoặc “xôi mới” từ vua quan đến dân chúng đều có sự
cúng tế tổ tiên. Vua và các quan đi thăm ruộng, gặt lúa, săn bắn để mua vui
(An Nam chí lược quyền 1 tờ 12a).
Y phục đời bấy giờ như sau đây: vương hầu và thứ dân thường mặc áo
cổ tròn (viên lĩnh) quần thâm (huyền thường) hay lượt trắng (bạch là) thắt
lưng lụa (hoàn khố). Giày dép ưng làm bằng da.
Vương hầu vào chầu vua (tư yết) được miễn không phải đội khăn, đó là
do tình thân. Thứ dân không được đến hầu gần (An nam chí lược quyển 1,
tờ 5a).
Đồ mặc thường của vua thì quý màu trắng. Dân không được dùng màu
này duy phụ nữ không bị cấm. Con gái bị tuyển vào cung được lập làm thứ
phi rồi nhưng muốn trở về nhà mình cũng được.
Về hình phạt của Trần triều xét ra nghiêm ngặt hơn Lý triều. Sử chép
năm Giáp Thìn (1244) vua Thái Tông sửa lại luật pháp. Theo Phan Huy