VIỆT SỬ TOÀN THƯ - Trang 256

Theo trên đây, chúng ta biết dưới Trần triều chế độ phong kiến rất là

thịnh đạt. Dân chúng các hạng bần dân không được nâng đỡ nên chế độ gia
nô gia đồn, mua bán nô lệ mà tiền triều (Lý triều) đã hủy bỏ, nay lại tái
sinh. Do chế độ này xảu ra nhiều việc bán vợ đợ con: tỉ dụ, kẻ mắc nợ có
thể bị chủ nợ tự ý giam cầm cho tới khi nào trả sạch vốn mới được phóng
thích. Nếu không trả được nợ thì phải đợ mình cho chủ nợ tức là xin làm nô
lệ để chuộc nợ.[2] (Toàn Thư quyển 5 tờ 3, Cương Mục quyển 6 tờ 4b).

Những kẻ vô sản vào làm nô (tớ trai) tì (tớ gái) cho các nhà vương hầu,

công chúa, đế cơ (vợ lẽ của vua). Công việc của họ là khai khẩn ruộng đất.
xây dựng điền trang (các vương hầu nhà Trần có “trang” bắt đầu từ tháng
10 năm Bính Dần 1266 theo Toàn Thư quyển 5 tờ 30b). Tuy vậy họ được
lấy vợ, lấy chồng và sinh sống ở các nơi họ cầy cấy. Họ đã khai thác được
rất nhiều ruộng đất ở miền nước mặn do cách đắp đê ngăn nước biển tràn
vào các bãi. Sau hai ba năm nơi này thuần phục và thành ruộng để trồng lúa
như các vùng ở sâu trong đất. Tình trạng này kéo dài hơn một trăm năm sau
nữa, kể tử năm Bính Dần (1266) đến năm Quang Thái thứ 10 (1397) là đời
Trần Thuận Tông.

Một tính cách phong kiến nữa dưới Trần triều là chế độ tập ấm, nghĩa là

nhà nào có quan tước, các con cháu được thừa ấm rồi sau ra làm quan.
Người giàu có nhưng không có quan tước thì cứ tiếp nhau đời này qua đời
khác làm binh lính (Chế độ này kéo dài đến đời Đế Hiển 1377 – 1388) do
đó lòng dân chúng có sự phẫn uất diễn tả trong câu ca tục ngữ: “con vua thì
lại làm vua – con sãi ở chùa lại quét lá đa”.

Hàng năm triều đình cho xã quan khai báo nhân khẩu gọi là “dân số” và

nhờ ở sổ sách của triều Trần ta biết có từng này hạng người trong xã hội đời
bấy giờ:

Văn vũ quan giai (quan chánh văn võ)

Tùng quan (quan lại phó phụ)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.