VIỆT SỬ TOÀN THƯ - Trang 278

triều Nguyên, gần như để chọc giận họ, tuy nhiên liều thuốc đắng ấy vẫn có
bọc đường.

Về văn học, dân ta bấy giờ cũng tấn tới nhiều, cứ xem bài hịch của

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và nhiều thi văn của Trần Quang Khải,
Phạm Ngũ Lão…sau này trong cuộc chống Nguyên thì rõ. Những nhà văn
học của chúng ta lĩnh hội được khá nhiều tinh hoa của văn học Trung Quốc
nên trong thi văn lời lẽ chải chuốt, tinh thần cứng rắn. Chữ Nôm ra đời, thơ
Hàn luật rất thịnh hành (kể từ Hàn Thuyên, thơ Nôm thịnh phát nên gọi là
thơ Hàn Luật vì Thuyên đã đặt ra khuôn phép, luật lệ hoặc có nhiều sáng
kiến về môn này) tuy công văn, tờ sức vẫn còn dùng chữ Hán.

Năm Quí Tị (1293) vua Nhân Tông truyền ngôi cho Thái Tử Thuyên rồi

về nghỉ ở Thiên Trường là nơi yên dưỡng của các vua chúa họ Trần bấy giờ.

Vua Nhân Tông trị vì được 14 năm, nhường ngôi được 13 năm, thọ được

51 tuổi.

Tháng chạp năm Mậu Dần (1278) Mông Cổ cử bọn Sài Xuân (có sách

phiên âm lầm là Sài Thung) sang hạch hỏi về 6 khoản đã đưa ra hồi tháng
10 năm Đinh Mão (1267) mà nhà Tràn chưa tuân theo.

Sài Xuân có thái đọ kiêu ngạo, Trần triều có thái độ cứng rắn nên cuộc

gặp gỡ không đi tới một kết quả nào tốt đẹp. Nhất là về khoản vua nước ta
phải sang chầu vua nhà Nguyên thì nhà Trần từ chối hẳn.

Tháng một năm Kỷ Mão (1279) sứ ta là Trịnh Quốc Toản sang Tàu bị

giữ lại tại nhà hội đồng. Bọn Sài Xuân bốn người cùng một sứ giả của ta là
Đỗ Quốc Kế đem chiếu sang dụ lần nữa: Nếu nhà vua không sang chầu
được, phải đúc người vàng thay thân mình, lấy hai hạt ngọc trai làm hai con
mắt, ngoài ra phải tuyển nho sĩ, phương kỹ, tử đệ thợ thuyền mỗi hạng hai
người để thay nhân dân. Bằng không chỉ có chiến tranh mới giải quyết được
vấn đề.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.