VIỆT SỬ TOÀN THƯ - Trang 280

2 – Huyết Chiến giữa Việt Nam và Mông Cổ

Từ khi Sài Xuân bị thương chạy về, thái độ Trần triều mỗi ngày thêm

cứng rắn khiến Nguyên chủ hết sức giận dữ. Việc mượn đường và giúp
lương đi đánh Chiêm Thành lại bị khước từ khéo léo đã quyết định cuộc
xâm lăng thứ hai của Mông Cổ.

Tháng tám năm Nhâm Ngọ (1282) niên hiệu Thiệu Bảo thứ tư đời vua

Trần Nhân Tông, biên thần giữ Lạng Sơn là Lương Uất sai ruổi ngựa trạm
về báo: Nguyên chủ sai con là Thoát Hoan phong làm Trấn Nam vương
cùng Hữu thừa Toa Đô, Tả thừa Lưu Thâm, Tham chính A Lý và Ô Mã Nhi
lót miệng bằng việc đi đánh Chiêm Thành, đòi ta cho mượn đường, góp
quân lính, cùng lương thảo (tháng 10 năm Nhâm Ngọ).

Hội Nghị Bình Than

Tháng 10 năm Nhâm Ngọ (1282) Trần triều trước tình thế cấp bách và

nghiêm trọng, triêu tập các vương hầu và bá quan văn võ bên sông Bình
Than (thuộc huyện Quế Dương, tỉnh Bắc Ninh, chỗ sông Đuống nối với với
Sông Thái Bình). Nơi họp có tính cách bí mật vì cần tránh tai mắt của bọn
gián điệp đối phương. Hội nghị này là hội nghị để thăm dò ý kiến của các
vương hầu, tướng lĩnh.

Các quan có người bàn không nên nghịch ý Mông Cổ nghĩa là cho mượn

đường và giúp lương. Có người bàn nên đem quý vật sang Cống để cầu
hoãn binh. Duy chỉ có Trần Quốc Tuấn và Trần Khánh Dư chủ chiến và xin
đem quân giữ các nơi hiểm yếu. Xin nhắc Nhân Huệ Vương Trần Khánh
Dư là tay tướng tài trước đó đã được khen thưởng trong cuộc kháng chiến
Nguyên năm Đinh Tị (1257) sau phạm tội bị lột chức ra làm nghề bàn than
ở Chí Linh, Hải Dương. Lúc này ông lại được mời ra dự bàn và giữ chức
Phó đô tướng quân.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.