Phụ tá của Thoát Hoan có hai Thượng tướng Ô Mã Nhi và Toa Đô. Các lực
lượn của quân Nguyên bấy giờ đều hội tại Hồ Quảng chia làm hai đạo: Lục
quân tiến vào Lạng Sơn do Thoát Hoan điều động, Thủy quân xuất phát tự
Quảng Châu theo Toa Đô vượt biển tới Chiêm Thành.
Đáng để ý một điều là vấn đề tấn công vào Việt Nam của Mông Cổ đã
quyết định từ năm Nhâm Ngọ (1282) sau khi Sài Xuân bị bắn mù mắt chạy
về mà hai năm sau quân Nguyên mới thực hiện. Họ chậm động binh là vì
Trần triều khéo trì hoãn bằng ngoại giao để có đủ thì giờ lo liệu mọi vấn đề
quân sự chăng? Hoặc về phần Mông Cổ, họ phải tích cực chuẩn bị vì biết
dân Việt ta là một dân tộc có một quá khứ anh dũng?
Khi nghe tin đại quân Mông Cổ họp ở Hồ Quảng sắp sang, vua Nhân
Tông còn cố gắng điều đình một phen nữa nhưng thất bại.
Tháng chạp năm Giáp Thân (1284) Thượng Hoàng (vua Thánh Tông)
cho triệu các bô lão tới điện Diên Hồng để trưng cầu dân ý cùng hỏi mưu
chước. Các bô lão đều đồng thanh xin đánh.
Thế là qua hai hội nghị, toàn quốc đã nhất trí kháng địch.
Quân bảo hộ của Thoát Hoan đến cửa Nam Quan thì ngừng lại. Thoát
Hoan phái Bá Tổng A Lý mang thư qua nói: “Bản súy chỉ nhờ đường Nam
Quốc qua đánh Chiêm Thành, chứ không có bụng gì đâu mà ngại. Nên mở
cửa cho bản súy đi và đến đâu chỉ nhờ giúp ít nhiều lương thảo, khi phá
xong Chiêm Thành sẽ có trọng tạ. Nhược bằng kháng cự thiên binh, bản
súy sẽ không dong tình, bờ cõi sẽ tan hoang, lúc đó coshoois cũng đã
muộn”.
Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn nổi giận đuổi sứ Nguyên, chia quân
chẹn ngay hai địa điểm cổng ngõ là Khả Li và Lộc Châu thuộc Lạng Sơn.
Cuộc tiến binh của nhà Nguyên gồm có: