VIỆT SỬ TOÀN THƯ - Trang 283

1) Tây đạo là cánh quân do bốn Vạn hộ Ly La Hợp Đáp Nhi (dựa vào tài

liệu An Nam Chí Lược nhưng chưa rõ tên một hay hai người) Chiêu Thảo
A Thâm do huyện Khưu Ôn (thuộc Lạng Sơn) đột nhập vào đất Việt.

2) Đông đạo do bọn Khiếp Tiết Tản Lược Nhi, Vạn Hộ Lý Bang Hiến

vượt nú Khưu Cấp (An Nam Chí Lược chép là Cấp Lĩnh, Cương Mục chú
thích là phố Kỳ Lừa thuộc Ôn Châu tỉnh Lạng Sơn) tràn sang. Đại binh của
Thoát Hoan nối theo.

3) Quân của Toa Đô tiến vào Chiêm Thành do thủy đạo (trên đã nói).

Xem đường tiến quân của Mông Cổ thì mặt trận phía Bắc quan trọng

hơn cả. Đại quân của Trần Hưng Đạo Vương phải hoạt động kịch liệt ở đây.
Giặc không tiến được ở núi Khưu Cấp phải qua ải Khả Lợi (hay Khả Lý)
kéo xuống. Cánh quân Đông đạo của Tản Lược Nhi lúc này vượt được ải
Khả Lợi liền tiến xuống ải Nữ Nhi. Tại chốn này gián điệp của ta là Đỗ Vĩ
bị chúng bắt được và chém chết.

Hưng Đạo Vương chống nhau với Thoát Hoan ở ải Nội Bàng, ngày 27

tháng chạp năm Giáp Thân (1284). Thế giặc mạnh quá, ngài phải chạy về
đóng ở Vạn Kiếp để chuẩn bị cuộc phản công và truy kích vào khoảng mùa
hè năm sau (Ất Dậu 1285). Thủy quân của ngài đóng ở Bái Tân (Bái Tân là
thượng lưu sông Lục Nam). Còn Thượng tướng Trần Quang Khải đóng
quân ở Nghệ An đề phòng quân Toa Đô. Viên đại tướng này phụ trách mặt
trện Tây Nam.

Chiến lược Mông Cổ bấy giờ là dùng thế gọng kìm xiết chặt quân Nam

vào giữa và với số quân 50 vạn họ hy vọng phong tỏa Việt quân một cách
dễ dàng từ Nam ra Bắc.

Quân Nam Rút Lui Theo Kế Hoạch

Tại trận tuyến Lạng Sơn buổi đầu quân Nguyên bị ngừng lại do sự cản

trở của Việt quân, sau hai ba trận không thắng bại. Ít lâu sau Khả Lợi và

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.