lại nổi to. Đáng chú ý ngoài quân đội bấy giờ chỉ mới lấy ở các miền duyên
hải và các lộ Đông Nam, còn quân đội từ Thanh Hóa trở vào chưa phải
tuyển đến.
Ta nhận thấy Hưng Đạo Vương và Trần triều đã áp dụng một phương
thức kháng Nguyên rất khéo léo và bình tĩnh. Trần triều hiểu rằng quân số
của Mông Cổ tới 50 vạn, nhưng ta không cần huy động một quân số ngang
với quân số của địch. Lý do thứ nhất là nước ta nhỏ, quân nhu, lương thực
không đủ cung cấp cho một lực lượng quân sự quá rộng lớn. Lý do thứ hai
ta thi hành một cuộc trường kỳ kháng chiến thì không cần động binh quá
nhiều ngay. Trong cuộc trường chiến này, Nam quân hết sức tránh cuộc
xung đột với địch nơi nào địch xuất phát nhiều năng lực và quân số. Ta chỉ
tấn công địch ở nơi nào địch quân cô, thế yếu, hoàn cảnh bất lợi và có thể
chiến thắng được chắc chắn và dễ dàng. Phương lược này có khoa học hay
không ta coi những kết quả mà Trần triều thâu hoạch được ở dưới đây sẽ
hiểu.
Nhận thức rõ ràng chiến pháp và tình thế của địch, Hưng Đạo Vương
cho lưu hành luôn lúc đó cuốn Binh thư yếu lược do Ngài soạn ra để các
tướng sĩ áp dụng ngay trong các cuộc giao tranh. Nguyên tắc của cuốn Binh
thư yếu lược đó đại khái như trên đây tất nhiên còn nhiều chi tiết nữa rất
tinh vi và thực tế.
Ngài lại đưa ra một bản hịch để hiệu triệu tướng sĩ nhân dân chống nạn
xâm lăng.
Bài hịch này đã được Cử nhân Nguyễn Văn Bình dịch ra theo thể thơ
song thất lục bát dưới đây:
Xưa Kỷ Tín liều thân chịu chết,
Cứu Hán Vương thoát khỏi Hoàng Dương.
Do Vu cháu Sở Chiêu Vương,