Lộc Châu thất thủ, Việt quân phải rút về Chi Lăng. Hưng Đạo Vương cùng
các gia tướng là Dã Tượng và Yết Kiêu chuyển quân về Bái Tân để ra Vạn
Kiếp xét không giữ nổi mặt trận Lạng Sơn lâu hơn nữa và đã thấy bất lợi rõ
rệt.
Vua Nhân Tông được tin Hưng Đạo Vương lui quân khỏi Lạng Sơn liền
xuống chiếc thuyền nhỏ ra Hải Đông (tức là Hải Dương), triệu Hưng Đạo
Vương đến. Nhân Tông nói: Thế giặc lớn như vậy chống với nó e dân sự sẽ
tàn hại hay là hàng chúng nó để cứu lấy dân?”.
Hưng Đạo Vương khảng khái trả lời: “Bệ hạ vì lòng thương dân mà nghĩ
như vậy nhưng Tốn Miếu và Xã tắc thì sao? Nếu Bệ hạ muốn hàng, xin hãy
chém đầu tôi đi trước đã!”.
Nhà vua được lời cương quyết và trung liệt ấy lại vững lòng.
Ở các nơi hậu tuyến, từ kinh thành đến các miền thôn dã triều đình đã ra
lệnh “bỏ vườn không nhà trống”. Nhiều nơi bị phá hủy sạch (theo Nguyên
sử).
Khắp các nơi đều treo bảng cấm hàng giặc: “Phàm các quận, huyện
trong nước, hễ giặc đến thì phải liều chết, cố đánh. Nếu sức địch không nổi
thì cho phép trốn ẩn vào rừng núi chớ không được hàng”.
Hội Nghị Quân SựỞ Vạn Kiếp
Hội nghị này được nhóm họp để chỉnh bị lại hàng ngũ sau những kinh
nghiệp về địch ở măt trận Lạng Sơn. Quân các lộ, các xứ tập hợp lại và
chiêu mộ thêm vẫn được đủ 20 vạn do các vương hầu đưa đến Vạn Kiếp để
tùy quyền điều động của Hưng Đạo Vương. Đây là các binh lính ở các xứ
Bàng Hà, Na Sầm, Trà Hương, An Sinh, Long Nhãn và các lộ Hải Đông,
Vân Trà, Bà Điểm của Hưng Vũ Vương, Minh HIền Vương Uất, Hưng
Nhượng Vương Tảng và Hưng Trí Vương Nghiễm. Trong các quân dân các
lộ những người khỏe mạnh được lựa chọn làm tiên phong. Thế lực quân ta