Một chuyện đáng chú ý trong cuộc hội nghị tại Bình Than là Hoài Văn
Hầu Trần Quốc Toản cũng dự vào số người theo hầu vua nhưng vì ít tuổi
nên không được dự bàn. Quốc Toản lấy làm bực tức tay cầm quả cam bóp
nát lúc nào không biết. Khi trở về Quốc Toản họp gia no được hơn 1000
người, tự sắm chiến thuyền kéo cờ đánh giặc.
Cuộc chiến đấu đã quyết định vào tháng 10 năm sau (Quí Mùi 1283),
sau đó Trần Nhân Tông thân chinh đốc xuất các vương hầu huy động toàn
thể quân đội thủy lục được tất cả 20 vạn mở cuộc tập trận. Trần Quốc Tuấn
được tấn phong làm Quốc công Tiết chế thống lĩnh lực lượng quân sự toàn
quốc, tung ra lời hịch đầu tiên kêu gọi tinh thần ái quốc và kỷ luật của các
tướng sĩ vào tháng 8 năm sau (Giáp Thân 1284). Rồi một cuộc duyệt quân
vĩ đại đã khai diễn Đông Bộ Đầu tức là bến Đông Tân, trên sông Cái nay
gọi là Hồng Hà (thuộc huyện Thượng Phúc tỉnh Hà Đông). Rồi quân đội
của ta chia đóng các nơi cổ họng và then chốt của các miền biên giới, chẳng
hạn: Lạng Sơn và đường thủy bộ từ Vân Nam vượt qua Lào Kay, Phú Thọ
đổ xuống. Miền Hải DƯơng thì bến Vạn Kiếp cũng có sự phòng ngự. Miền
trong là Thanh Nghệ xét địch quân có thể đổ bộ ở đây để tiến ra Bắc…Đây
là mấy con đường chính. Quả nhiên Nguyên quân sau này đã dùng cả mấy
đường kể trên. [1]
Việc binh tiến mạnh nhưng việc ngoại giao vẫn tiếp tục để hòa hoãn tình
thế và nghiên cứu thái độ của địch. Sứ ta là Trần Phủ lên đường tới Hành
sảnh Kinh Hồ bên Nguyên hồi tháng một, tháng Chạp (Giáp Thân – 1284)
xin hoãn binh.
Hội Nghị Diên Hồng
Cuộc xâm lăng thứ hai của Mông Cổ mở vào ngày 21 tháng chạp năm
Giáp Thân (1284) tức là ngày quân Mông Cổ thực sự xuất thân toàn bộ qua
giày đạp nước ta. Lần này họ huy động tới 50 vạn binh sĩ đặt dưới quyền
các danh tướng như: Tả Thừa Lý Hằng, Bình Chương A Thích, Bình
Chương A Lý Hải Nha, Tổng chỉ huy của Mông Cổ là Thái Tử Thoát Hoan.