thư tịch của người Trung Hoa, bọn người đó là Man Di sống ở bên các bờ
sông, bờ biển, các đầm hồ và trong các rừng hoang. Họ sinh hoạt bằng nghề
chai lưới, săn bắt. Họ có tục đặc biệt là xâm mình và cắt tóc ngắc; để giải
thích phong tục đó người ta nói rằng người Man Di hằng ngày lăn lội dưới
sông, biển thường bị giống Giao Long làm hại nên xêm mình thành hình
trạng Giao Long để Giao Long tưởng là vật cùng người giống mà không
giết hại.
Từ đời Nghiêu Thuấn, một dân tộc khai hóa rất sớm là người Giao Chỉ
đã giao thiệp với người Hán tộc. Đem đối chiếu những điều trong thư tịch
thì Giao Chỉ ở về miền Hồ Nam ngày nay, gần hồ Động Đình và núi Nam
Lĩnh.
Người Hán tộc gọi nhóm Man Di đó là Giao Chỉ. Ban đầu người Giao
Chỉ xâm mình để thành hình trạng Giao Long rồi dần dần chính họ phát
sinh mối tin tưởng mình là đồng chủng của giống Giao Long. Quan niệm
“Tô Tem” bắt nguồn từ chỗ này. Người Hán thấy họ có hình trạng Giao
Long, thờ Giao Long làm tổ nên gọi nơi họ ở là Giao Chỉ tức là miền đất
của giống người Giao Long.
Một thuyết khác cho rằng người Giao Chỉ có tên này do hai ngón chân
cái giao nhau.
Theo hai Bác sĩ P. Huard và Bigot trong Bulletin de la Société Médico-
Chirurgicale de L’Indochine quyển XV, số 5 tháng 5, năm 1937 trang 489-
506, dưới tiêu đề: “Les Giao Chỉ” thì việc người Giao Chỉ có hai ngón chân
cái giao nhau không đáng coi là một điều đặc biệt, tức là nhiều dân tộc khác
ở Á Đông cũng có hình tích này.
Bộ Từ Nguyên (quyển Tí, trang 141) chép: Theo nghĩa cũ bảo hai ngón
chân cái giao nhau là Giao Chỉ, nhưng xét đời cổ bên Hy Lạp có tiếng đối
trụ, lân trụ để gọi loài người nhau). Sở dĩ có tên Giao Chỉ là hợp với nghĩa
đối trụ vì dân tộc phương Bắc gọi dân tộc phương Nam đối nhau, không