phải thực là chân người giao nhau. (Chữ Giao Chỉ chép ở Sử Tầu trước nhất
vào đời Thần Nông).
--Ngoài nghề đánh cá là nghề căn bản, người Giao chỉ ở nơi đầm lầy hay
đất bồi đã biết trồng trọt và làm ruộng. Trong lúc này, ở khoảng giữa hồ
Động Đình và hồ Phiên Dương từ đời Nghiêu Thuấn đã có giống người
Tam Miêu biết nghềcanh nông rồi; và người Giao Chỉ đã ở trên một phần
đất của người Tam miêu. Căn cứ vào nghề đánh cá, nghề nông cùng chế độ
vật tổ là đặc tính của xã hội thị tộc, người ta cho rằng người Giao Chỉ bấy
giờ ít nhất cũng là ở cuối đời đá cũ và đầu đá mới (đã đẽo với đá mài) tuy
chưa tìm được di tích sinh hoạt gì của họ ở dưới đất. Còn về thời Nghiêu
Thuấn, những đồ làm ruộng toàn bằng đá cả, xét vào các di vật đào được ở
Ngưỡng Thiều tỉnh Hà Nam và ở lưu vực sông Hoàng Hà.
Họ làm nhà bằng cây, bằng tre hay nứa, có lẽ như nhà sàn của người
thượng du ngày nay, trên các đầm hồ hay khe núi. (Theo thiên Vũ Cống ở
miền đất châu Kinh có nhiều tre).
Sách xưa chép ở phía Nam đất Giao Chỉ, cuối đời Chu nước Việt
Thường đã có phen thông sứ với Chu Thành vương và có cống một con
bạch trĩ. Nước Việt Thường xuất hiện có lẽ đã lâu lắm từ đầu đời nhà Chu ở
trên địa bàn cũ của nước Tam Miêu (ở giữa hồ Động Đình và hồ Phiên
Dương), trung tâm điểm của nước ấy là xứ Việt Chương. Vua Sở Hùng Cừ
(thế kỷ thứ 9) phong cho con út là Chấp Tỳ ở đây. Nước Việt Thường bắt
đầu suy từ khi có Sở thành lập ở miền Hồ Nam, Hồ Bắc sau những cuộc lấn
đất về phía Tây (của Việt Thương qua đến đời Hùng Cừ đất Việt Chương ở
miền hồ Phiên Dương thời hết). Người Việt Thường cũng sinh hoạt bằng
nghề đánh cá như người Giao Chỉ, có lẽ cũng có tục xâm mình nhưng họ
thông thạo nghề nông hơn. Theo thiên Vũ Cống thì miền châu Kinh và châu
Dương có những sản vật như vàng, bạc, gỗ quý để làm nhà, các thứ trúc để
làm nỏ, lông chim, da bò, ngà voi, da tê ngưu , vải gai… Dân Việt Thường
còn biết chế độ đồng đỏ. Trình độ kỹ thuật đã tới trình độ đá mới. Họ cũng