Chủng tộc này trong thời thái cổ đã có mặt hầu khắp miền Đông Nam Á
Châu.
Bách Việt
Căn cứ vào các sử sách của Tàu trong đời nhà Chu, ta thấy Bách Việt có
mặt ở lưu vực sông Dương Tử rồi sau này tản mác khắp miền Nam bộ
Trung Hoa. Nói là Bách Việt, người ta căn cứ vào thuyết truyền kỳ về Lạc
Long Quân kết duyên cùng Bà Âu Cơ sinh ra thăm con trai. Sự thực, về thời
thượng cổ giống Bách Việt có nhiều nhóm, nhiều bộ lạc sinh sống rời rạ
như các dân tộc thiểu số ngày nay tại miền Thượng du. Đến đời nhà Chu
các câu lạc bộ này đi dần đến chỗ thống nhất do những biến thiên của Lịch
sử, các bộ lạc nhỏ dần bị các bộ lạc lớn kiêm tính và họp lại thành năm
nhóm lớn sau đây đã đạt đến hình thức quốc gia là: Đông Việt hay ĐÔng
Âu, Mân Việt, Nam Việt, Tây Việt hay Tây Âu và Lạc Việt. Sau này ba
nhóm trên bị đồng hóa theo Hán tộc, còn lại trên lịch sử đến ngày nay là
nhóm Tây Âu và Lạc Việt.
Vào thế kỷ thứ 9, một số thị tộc người Việt ở Chiết Giang có lẽ có quan
hệ với những phần tử Việt tộc ở Nam bộ Trung Hoa và đối với Lịch sử của
chúng ta là người VIệt Nam ngày nay nữa. Họ lập thành nước Việt do một
nhà quý tộc họ Mị thuộc về thị tộc Mị cùng họ với mua nước Sở. Buổi đầu
tiên trên bốn thế kỷ trước đời Câu Tiên, nước Việt chỉ là một nước phụ
dung của nước Ngô, một nước lớn ở lưu vực sông Giang và sống Hoài.
Cuối thế kỷ thứ 6 vua nước Ngô là Hạp Lư giận vua nước Việt là Doãn
Thường Tuy Lý (phủ Gia Hưng). Doãn thường chết, con là Câu Tiễn đen
quân quyết tử trả thù giết được Hạp Lư. Cháu Hạp Lư là Phù Sai, cũng trả
thù cho ông, diệt được nước Việt. Sau này Câu Tiễn nhờ được bề tôi giỏi là
Văn Chủng và Phạm Lãi khôi phục được nước Việt, phá được Ngô, xưng bá
miền Giang Hoài (năm 402). Ngôi bá chủ này, con cháu Câu Tiễn còn giữ
được ba đời nữa, đến đời thứ 4 thì thất bại ở Giang Đông. Bốn mươi tám