các mạn ngoài, chiếm đóng các nơi hiểm yếu nhưng tại đây từ cuối tháng 4
năm Ất Dậu hai bên giằng co và cũng có khi lui, khi tiến. Toa Đô đánh mãi
không xong, lương thực cạn dần liền cùng Ô Mã Nhi xuống thuyền vượt bể
ra Bắc.
Đến đây ta thấy ở mặt trận miền Nam của Nguyên quân bắt đầu nao
núng vì đại quân của Toa Đô không thể từ Thanh Hóa bằng đường bộ tiến
ra Bắc hợp với Thoát Hoan. Quân của Trần Quang Khải giữ vững cứ điểm,
giặc phải dùng thủy đạo. Tin này được cấp báo lên vua Nhân Tông. Chiêu
Văn Vương Trần Nhật Duật được cử làm tướng, Hoài văn Hầu Trần Quốc
Toản làm phó cùng tướng quân Nguyễn Khoái đem 5 vạn quân đón bọn Toa
Đô ở Tây Kết. Riêng Trần Nhật Duật chờ giặc ở bến Hàm Tử thuộc huyện
Đông An, tỉnh Hưng Yên và tạn một vào địa phương ở Hải Dương xét quân
Nguyên phải đổ bộ.
Vì hiểu rõ tình trạng quân Nguyên mỏi mệt, cạn lương thực, ốm đau
nhiều do lam sơn chướng khí quân ta đánh rất hăng. Trong hàng ngũ của ta
lại có bọn Triệu Trung tướng nhà Tống lánh nạn sang đây xin tòng chinh,
mặc áo đen cung như ở bên nước họ xưa kia càng làm cho địch hoảng sợ
tưởng nhà Tống đã khôi phục được nước Tàu cho quân sang hỗ trợ nước
Nam. Giặc thua to, bị giết rất nhiều. Toa Đô mang tàn binh chạy ra đóng ở
cửa bể Thiên Trường.
Hai vua Trần và Hưng Đạo Vương lúc này đang đóng bộ tham mưu tại
Thanh Hóa. Trần Nhật Duật báo tin thắng trận. Hưng Đạo Vương bàn nên
lợi dụng tinh thần đang hăng hái của quân sĩ và sự túng quẫn của địch, đánh
mạnh vào Thăng Long.
Mặt trận miền Nam tạm yên vì Nguyên quân bỏ ra Bắc hết, Thượng
tướng Trần Quang Khải từ Nghệ An ra xin và được phụ trách việc khôi
phục kinh thành. Trần Nhật Duật được lệnh chận đường liên lạc giữa Toa
Đô với Thoát Hoan.