VIỆT SỬ TOÀN THƯ - Trang 318

Hài khi đó còn là một học trò Ngài mượn Nhữ Hài làm ngay bài biểu tạ tội
rồi cùng Như Hài ngày đêm về tới Thiên Trường. Thượng Hoàng xem biểu
xong quở trách một hồi rồi tha tội cho Anh Tông. Trở về kinh, Đoàn Nhữ
Hài được phong làm Ngự Sử trung tán và từ đấy vua Anh Tông không uống
rượu nữa.

Theo cổ tục các vua An Nam đều lấy chàm vẽ rồng vào đùi. Vua Anh

Tông không chịu theo phong tục đó. Thượng Hoàng có lần dục nhà Vua:
“Người nước ta vẫn vẽ mình để nhớ lấy gốc, nhà vua phải theo tục ấy mới
được”. Bề ngoài vua Anh Tông vâng lệnh nhưng rồi Thượng Hoàng bận
việc quên đi, Ngài cũng lờ luôn không cho vẽ nữa. Từ đấy về sau các vua
chúa của ta cho việc bãi bỏ cổ tục vẽ mình của vua Anh Tông là hợp lý nên
phong tục này không còn nữa.

Vua Anh Tông đau nặng, Hoàng Hậu cho mời thầy tăng cầu đảo làm lễ

xem việc sinh tử của Ngài. Nhà vua cự tuyệt nói: “Thầy tăng đã chết đâu
mà biết được việc chết”.

Vua Anh Tông ham vẽ. Ngài làm được tập Thủy Vân tùy bút, khi sắp

mất Ngài cho đốt đi. Tóm lại vua Anh Tông là một ông vua có hiếu và
thông minh, nhờ vậy việc triều đình thời đó được tốt đẹp. Phép nước được
nghiêm trang, việc văn học mở rộng, dân chúng được no yên, thật là một
thời thịnh đạt. Các đại thần đều là những người trung chính như Trương
Hán Siêu, Phạm Ngũ Lão, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trung Ngạn…

Dưới đời Anh Tông mấy việc quan trọng đã xảy ra: Thượng Tướng Trần

Quang Khải, người anh hùng trong trận Chương Dương mất năm Giáp Ngọ
(1294). Hưng Đạo Vương tạ thế ngày 20 -8 năm Canh Tý (1300). Về phía
Tây Nam, nước ta bị giặc Lào thường hay quấy nhiễu ở hai địa phận lân cận
là Thanh Hóa và Nghệ An. Vua Anh Tông mấy lần tự đem quân đi đánh
dẹp. Quân Lào rút về nhưng lợi dụng được thế rừng núi hiểm trở, ẩn nấp dễ
dàng nên luôn xuất hiện, quan quân về thì họ lại sang cướp phá mặc dầu có

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.