VIỆT SỬ TOÀN THƯ - Trang 319

lần họ bị giết hại rất nhiều. Sau đến Phạm Ngũ Lão xuất binh, Thanh –
Nghệ mới được yên ổn trở lại.

Với Chiêm Thành, từ khi nhà Trần dấy nghiệp không có động dụng đến

binh đao. Vua Nhân Tông sau khi đánh dẹp giặc Lào trở về liền đi tu tại
chùa Võ Lâm (chùa này lấy tên làng Võ Lâm là nơi dựng chùa thuộc phủ
Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình) sau về Yên Tử Sơn (Quảng Yên).

Năm Tân Sửu (1301) Ngài qua Chiêm Thành du lịch gặp Chiêm Vương

và Chế Mân. Ngài hứa gả Huyền Trân công chúa. Sauk hi ngài trở về, Chế
Mân cho sứ mang vàng bạc và các quý vật sang cống cùng xin cưới. Triều
đình nhiều người không tán thành cuộc tình duyên Việt-Chiêm này. Chế
Mân phải dâng hai Châu Ổ và Lý (Địa Lý và Bố Chính) để làm lễ cưới, bấy
giờ vua Anh Tông và triều đình mới quyết định. Tháng 6 năm Bính Ngọ
(1306) Huyền Trân lên đường.

Năm sau Trần triều thu nhận hai châu này đặt tên mới là Hóa Châu và

Thuận Châu, Đoàn Nhữ Hài được cử vào việc thiết lập guồng máy cai trị ở
đây. Huyền Trân công chúa cùng Chế Mân xum họp chưa được một năm thì
Chế Mân tạ thế. Theo tục Chiêm Thành, vua mất, các phi hậu phải lên đàn
hỏa chết theo.

Anh Tông được tin liền phái Trần Khắc Chung mượn tiếng sang viếng

thăm rồi lập kế đưa được Huyền Trân về nước. Việc này có lẽ đã gây mối
bất bình trong lòng người Chiêm nên Chế Chí lên kế nghiệp Chế Mân ít lâu
thì có sự bãi bỏ lời giao ước cũ. Rồi người Chiêm đã dùng võ lực cướp lại
đất đai dùng làm lễ cưới Huyền Trân công chúa khi xưa. Trần triều phản
ứng liền: vua Anh Tông cùng Huệ Võ Vương Trần Quốc Chân và Nhân
Huệ Vương Trần Khánh Dư kéo ba đạo quân tới đất Chiêm. Nước Chiêm
thua trận, quốc vương bị bắt đem về An Nam. Vua Anh Tông cử em Chế
Chí là Chế Đà A Bà lên thay.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.