VIỆT SỬ TOÀN THƯ - Trang 351

cầm chính quyền gặp nhiều trở lực nên các việc cải cách đã có nhiều phen
bị ngưng trệ và sau khi lên ngôi tuy nhà Hồ vẫn xúc tiến các cuộc cách
mạng quốc gia nhưng chưa được bao năm thì bị sụp đổ.

Đối với xã hội Việt Nam, một xã hội hoàn toàn nông nghiệp, xã thôn là

nền tảng. Chế độ và tổ chức xã thôn xuất hiện từ đời Trần có đầy đủ nguyên
tắc dân chủ vì xã thôn có những quy lệ riêng do các phong tục, tập quán
được nhân dân tôn trọng, cấu tạo. Nó là ý dân ở từng địa phương một Nó đã
gây nên một chế độ tiểu quốc gia trong một quốc gia và đã xây dựng được
nền tự trị của nó về kinh tế, chính trị cũng như văn hóa. Câu “phép vua thua
lệ làng” đủ tỏ cái uy tín của xã thôn đối với nhân dân Việt Nam, cũng như
đối với các nha đương đạo, nhất là các xã thôn (đại tiểu, tư xã, đại tư xã,
tiểu tư xã) lại do các quan từ lục phẩm trở lên là những người có học cầm
cương nảy mực. Xã thôn có nhiều uy quyền nên đã phát triển được mọi
sáng kiến mà vì đó nhiều tục lệ của xã thôn được các nhà đương đạo mặc
nhiên công nhận.

Nhưng từ đời Nghệ Tông chế độ xã thôn cũng vì hoàn cảnh chung đời

bấy giờ mà sinh ra nhiều sự đồi tệ. Quý Ly bỏ các ty xã, đặt chức quản giáp
cũ thay thế, để việc cai trị bớt tính cách phân quyền và tránh cho nhân dân
nhiều điều phiền phức.

Vừa lên chức Khu Mật Đại Sứ, Quý Ly đã đi kinh lý toàn hạt Nghệ An

xem xét tình dân, rồi tháng 8 năm sau xin chiếu bắt các lộ làm sổ trướng
tịch.

Tháng tư năm Đinh Sửu (Quang Thái thứ 10 – 1397) triều Thuận Tông,

Quý Ly đổi các lộ ra trấn:

- Thanh Hóa đổi ra Thanh Đô trấn.

- Quốc Oai đổi ra Quảng Oai trấn.

- Đà Giang đổi ra Thiên Hưng trấn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.