cùng của hầu hết các vương triều đã là nạn nhân của các chuyện đa đoan, bi
thảm.
2 – Cuộc Cách Mạng Của Hồ Quý Ly
Hồ Quý Ly xuất thân chỉ là Chỉ Hậu Chánh Trưởng, một chức quan hầu
trong cung điện, tháng 5 năm Tân Hợi (Thiệu Khánh thứ hai – 1371) dưới
đời Nghệ Tông. Bước tiến trên hoạn lộ của họ Hồ đã nhanh như gió, chẳng
bao lâu Quý Ly được thăng tới chức Đại Sứ Khu Mật và được kết duyên với
em gái vua là Huy Ninh Công Chúa, vợ góa của tông thất Trần Nhân Vinh.
Tháng chín năm ấy Quý Ly được cử đi vỗ yên dân Nghệ An và được gia
phong Trung Tuyên Quốc Thượng Hầu.
Tháng giêng năm Ất Mão (Long Khánh thứ ba – 1375) Duệ Tông cử
Quý Ly kiêm chức Tham Mưu quân sự được toàn quyền định đoạt các việc
quân và xếp đặt các thứ vị về võ, chỉ huy từ các tông thất trở xuống.
Năm Bính Thìn (1376) tháng chạp, cùng Duệ Tông đi đánh Chiêm, Quý
Ly đảm nhận việc đôn đốc lộ Nghệ An, phủ Tân Bình, các châu Thuận Hóa,
vận lương thực cho quân đội đến cửa bể Di Luân (thuộc Quảng Bình).
Tháng giêng năm Kỷ Mùi (năm Xương Phù thứ ba – 1379) dưới đời vua
Đế Nghiễn (Hiễn) Quý Ly thăng chức Tư Không kiêm Khu Mật Đại Sứ.
Tháng hai năm Canh Thân (1380) Chiêm Thành cướp phá mấy tỉnh
đường trong, Quý Ly lĩnh thủy quân, Đỗ Tử Bình lĩnh lục quân đi dẹp. Quý
Ly đại thắng quân Chiêm ở Ngu Giang (phân lưu sông Mã nay thuộc phủ
Hoàng Hóa, tỉnh Thanh Hóa). Đỗ Tử Bình cáo ốm trả binh quyền. Quý Ly
giữ luôn cả lục quân với danh hiệu Đô Thống Chế đạo Hải Tây.
Tháng ba năm Đinh Mão (1387), Quý Ly thăng chức Đồng Bình
Chương Sự (tể tướng) được Nghệ Tông ban cho cờ kiếm đề hai câu: “Văn
võ toàn tài, quân thần đồng đức”.