Tướng Chiêm La Khải đem xác Chế Bồng Nga hỏa tang rồi thu quân về
nước chiếm ngôi vua. Hai người con của Chế Bồng Nga chạy sang hàng
nhà Trần được phong tước hầu.
Tháng chạp năm Giáp Tuất (1394) Thượng Hoàng Nghệ Tông qua đời,
tính ra Ngài trị vì được 3 năm, làm Thượng Hoàng 27 năm, thọ 74 tuổi.
Phê bình Nghệ Tông tác giả Việt Nam Sử Lược viết:
“Nghệ Tông là một ông vua rất tầm thường: chí khí đã không có, trí lực
cũng kém hèn, để cho kẻ gian thần lừa đảo, giết hại cả con cháu họ hàng, xa
bỏ kẻ trung thần, nghĩa sĩ; cứ yêu dùng một Quý Ly cho nhiều quyền thế
đến nỗi làm xiêu đổ cơ nghiệp nhà Trần.
Dầu rằng đến khi vận nước đã suy, không có điều này cũng có điều nọ
tựa hồ người đã già không phải bệnh nọ thì cũng mặc bệnh kia, nhưng cứ sự
thực mà xét cũng vì vua Nghệ Tông cho nên cơ nghiệp nhà Trần mới mất
về tay Quý Ly, mà cũng vì sự rối loạn ấy cho nên giặc Minh mới có cớ mà
sang cướp phá nước Nam trong 20 năm trời”.
Lời phê bình này chỉ căn cứ vào những việc đã xảy ra theo điều tai nghe
mắt thấy và có thể áp dụng vào trường hợp của bất cứ một ôn vua nào khi
mọt vương triều đến lúc suy mạt; đại khái mấy ông vua cuối cùng của nhà
Lý, cũng như mấy vị hoàng đế chót của nhà Trần cho tới sau này con cháu
của vua Lê Thái Tổ đều cũng vì những chỗ bất tài, bất lực mà mất ngôi.
Định luật của lịch sử cũng như công lệ của Tạo Vật không ra ngoài nguyên
tắc “Ưu thắng liệt bại”, như vậy thiết tưởng việc phê bình những ông vua
bất lực không khỏi là làm một sự nhàm thường vô vị. Một vấn đề cần phải
suy xét là cơ cấu của nền quân chủ Việt Nam về phương diện tổ chức và
điều hành cùng mọi ảnh hưởng và mối tương quan của nó với đời sống của
nhân dân qua lịch trình tiến hóa của dân tộc, chúng tôi sẽ xin bàn tới trong
những trang dưới đây rồi do đó chúng ta sẽ thấy vì sao những ông vua cuối