Rồi Thuận Tông cũng không ra ở cung Bảo Thanh nữa, ngài dời ra ở
Ngọc Thanh Quan, thuộc huyện Đông Triều, tỉnh Hải DƯơng. Tháng tư
năm sau (1399) nội tẩm học sinh là Nguyễn Cẩn được Quý Ly sai ra giết.
Thấy Nguyễn Cẩn có cử chỉ khác thường, Thuận Tông chột dạ hỏi:
- Mày ra chầu ta có ý định gì?
Nguyễn Cẩn không nỡ nói ra điều y phải làm và cũng không đành lòng
rat ay. Quý Ly liền đưa thư ra cho Cẩn nói:
“ Nguyên Quân không chết, mày sẽ chết thay”, Cẩn phải dâng thuốc
độc. Thuận Tông uống cũng vẫn không chết. Sau đến Xạ Kỵ tướng quân
Phạm Khả Vĩnh đến thắt cổ Thuận Tông mới xong.
Nhà Trần đến đây là hết, sau 175 năm ở ngôi với 12 đời vua.
Chú thích: [1] Việc phân phối trách nhiệm quân vụ như sau đây:
- Trần Bình Trọng đóng đồn trên sông Bình Than.
- Trần Khánh Dư giữ mặt Vân Đồn (Quảng Yên)
- Trần Hưng Đạo đóng đại quân ở Vạn Kiếp (Hải Dương) để tiếp sức
cho cả hai mặt thủy bộ đi khắp nơi.
[2] Trong khi Ô Mã Nhi ngoài bể tiến vào để hợp lực với Toa Đô ở
Nghệ An đánh ra, Trần Quang Khải phải bỏ mặt trận Nghệ An. Trấn thủ
Nghệ An là thân vương Trần Kiện đem cả nhà ra hàng Toa Đôv à được đưa
về Yên Kinh. Hưng Đạo Vương cho người đi đường tắt đuổi bắt Trần Kiện
đến Lạng Sơn thì bị quan quân đuổi kịp bắn chết. Người nhà là Lê Tức
cướp được thây đem chôn ở gò Ôn Khẩu (Lạng Sơn) rồi trốn qua đất
Nguyên. Sau Lê Tắc ở Tàu viết bộ sử An Nam Chí Lược hiện giờ còn ở bên
Tàu và Nhật. Quyển sử này có luận điệu hoàn toàn Việt gian. Đáng tiếc y
cũng như Trần Ích Tắc là những danh nho đời bấy giờ. [3] Theo Cương