vào việc học hành, đèn sách, một phần làm lễ sóc theo tỉ lệ: phủ, châu lớn
15 mẫu, phủ, châu vừa 12 mẫu, phủ, châu nhỏ 10 mẫu. Các lộ quan phải
liên lạc mật thiết với các học quan để xúc tiến việc giáo dục. Mỗi năm phải
kén người giỏi tiến Kinh để vua thân ra bài thi và tuyển lựa làm quan.
Nhưng đến năm 1397, tức năm Quang Thái thứ 9, có lẽ việc tuyển cử
không thuận tiện nên Quý Ly đành trở lại lối thi cử dưới đây. Trước đó việc
thi không có định thể, nay Quý Ly định làm tứ trường văn thể mà bỏ phép
Ám Tả: trường đệ nhất làm bài Kinh Nghĩa có đủ mấy đoạn: phá đề, tiếp
ngu, tiểu giảng, nguyên đề, đại giảng, triết kết, hạn từ 500 chữ trở lên.
Trường đệ tam ra chiếu, chế, biểu (chiếu dùng thể văn đời Hán, chế biểu
dùng lối văn tứ lục đời Đường). Trương đệ tứ thi văn sách, hỏi kinh sử hay
thời vụ, hạn 1000 chữ trở lên. Ngoài ra, cứ thi Hương năm trước thì thi Hội
năm sau. Các thí sinh trúng tuyển còn phải qua một kỳ văn sách nữa do
chính nhà vua ra đầu đề để định trên dưới.
Đến năm Giáp Thân (1040), là khi nhà Hồ đã ra đời, việc thi lại sửa đổi
nữa. Họ Hồ đặt thêm một trường nữa để thi viết và làm toán pháp. Đó là kỳ
chung kết. Những người đã đỗ Hương Thí, sang năm phải qua bộ Lễ thi lại,
có đỗ mới được tuyển dụng rồi năm sau nữa mới thi Hội. Vượt được kỳ thi
này mới được là Thái Học Sinh. Những người đỗ Hương Thi được miên
phu phen, tạp dịch, năm sau phải thi lại ở bộ Lễ nếu trúng tuyển được bổ
chức quan nhỏ. Việc cải cách về thi cử này, có lẽ đã phỏng theo lề lối của
nhà Nguyên…
Đứng trước những việc cải cách trên đây, ai đọc sử hay nghiên cứu Lịch
sử nước nhà đều nhận thấy Hồ Quý Ly là một nhân vật có kỳ tài, có óc
thông minh thực tế phi thường, có đức tính cương quyết và nhẫn nại.
Trên khắp mọi địa hạt, không những ông có nhiều sáng kiến, ông lại có
một tinh thần cấp tiến mạnh mẽ, hướng về đại chúng nó làm ông xa hẳn
những người đương thời, nhất là giới quý tộc, phong kiến đã vì những việc
cải cách trên đây mà căm thù ông kịch liệt.