VIỆT SỬ TOÀN THƯ - Trang 360

thầy chuyên môn về khao châm cứu được cử ra trông nom.

Để giải quyết nạn đói sau những vụ giặc giã, lụt lội, hạn hán, Quý Ly

cho lập ở mỗi lộ một kho thóc gọi là kho Thương Bình (theo kiểu kho của
quan lại Tư Nông đời Hán Tuyên Đế, 73 – 49 trước Công Lịch), lấy tiền
công mua thóc lúc giá hạ rồi bán rẻ cho dân lúc khó khăn hoặc đem chẩn
cứu cho dân cùng. Hơn nữa, triều đình còn sức các lộ quan kiểm điểm số
thóc của các đại điền chủ rồi đứng ra bán cho dân, dĩ nhiên Nhà nước định
một giá hợp với hoàn cảnh của các người túng thiếu.

Ngoài ra, ở các miền bể, triều đình cho đắp đê ngăn cản nước mặn để lấy

thêm ruộng đất do dân và khai thác các bến, các sông vùng Thanh Hóa,
Nghệ An cho sự chuyên chở, buôn bán thêm phần thuận tiện.

Cải Cách Văn Hóa

Nho giáo và tư tưởng của các hiền giả Trung Quốc từ Lý qua Trần được

dân ta hết sức suy tôn. Chữ Nho giữ một ưu thế đặc biệt trong văn học và
các giấy tờ hành chánh. Chữ Nôm dưới đời Trần mới chỉ được dùng trong
các thi ca mà thôi.

Cờ đến tay, Quý Ly vốn có tinh thần cải cách và óc độc lập, tự tin liền đề

cao vai trò của văn chương quốc âm và dám lật nhào cả những lý thuyết bất
khả xâm phạm qua bao nhiêu thế kỷ của các thánh hiền Trung Quốc.

Năm Đinh Mão (Xương Phù thứ mười một, 1387), được Thượng Hoàng

Nghệ Tông ban cờ kiếm, Quý Ly làm một bài thơ Nôm để tạ ơn. Năm Kỷ
Hợi, Quang Thái thứ mười tám – 1394, Quý Ly dịch thiên Vô Dật trong
Kinh Thi là thiên chép lời của Chu Công ra quốc âm để dạy vua Thuận
Tông. Năm Đinh Sửu (1396), Quý Ly dịch xong pho Kinh Thi dạy các nữ
quan, hậu phi và cung nữ. Ông bỏ bài tựa của Chu Hy ở đầu sách rồi đề bài
soạn ra sách Minh Đạo (đề sáng tỏ đạo Nho) dâng lên Nghệ Tông năm
Nhâm Thân (Quang Thái thứ năm 1392), đáng kể là một cuốn sách phê

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.