cấp phong kiến, quý tộc, quan liêu, chia tay nhau tài sản quốc gia, lẽ tất
nhiên ông phải bài trừ nối việc bóc lột sức lao động của đám dân cùng
đường, lỡ bước trở nên tôi mọi.
Xưa kia, các vương tôn, tông thất được thu dụng rất nhiều đầy tớ, nay
mỗi nhà quý tộc chỉ được một số tùy theo phẩm trật. Số thừa phải trả lại cho
Nhà nước. Đầy tớ được phân biệt bằng các dấu trên trán:
- Đầy tớ của Nhà nước vẽ hỏa châu. Đầy tớ của Công Chúa vẽ dương
đương. Đầy tớ của nhà đại vương có một khoanh đỏ. Đầy tớ của các quan
nhất, nhị phẩm có một khoanh đen. Từ tam phẩm trở xuống 2 khoanh đen.
Việc hạn nô này còn có một ý định sâu sắc về chính trị nữa là giảm bớt
thế lực của các quý tộc trung thành với hộ Trần hay là đám tông thất có
quyền lợi sinh tử với vương triều.
Cứu vãn vấn đề dân sinh và nạn nhân mãn ở Trung Châu sông Nhị bấy
giờ đang rất nguy ngập bằng cách chia lại ruộng đất, họ Hồ có lẽ chưa thỏa
ý, vì cung nhường chưa đủ cho cầu, nên họ Hồ lại di chuyển những dân
cùng vào làm ăn các miền đất đai mà chúa Chiêm là Ba Đích Lại thua trận
năm Nhâm Ngọ (1402), phải dâng cho nước ta: đất Chiêm Động và Cổ Lũy.
Quý Ly chia hai nơi này ra làm 4 châu: Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa, đặt lộ
Thăng-Hoa để chi phối bốn châu. Chỗ giáp giới đất Chiêm thì đặt ra trấn
Tây Ninh. Nguyễn Cảnh Chân được làm An Phủ Sứ lộ Thăng Hoa.
Dân nghèo được tổ chức thành đoàn như quân đội, đưa cả vợ con đi
theo, chia nhau chiếm hữu cá nơi đất mới để khẩn hoang và lập nghiệp. Họ
phải thích ở trên cánh tay tên châu mình trú ngụ. Vấn đề trâu bò cũng được
giải quyết: Ai nộp cho Nhà Nước trâu bò để cấp cho di dân đều được ban
phẩm tước.
Năm Quý Mùi (1403), Quý Ly lập Quảng Tế Thự (tức là bệnh viện của
chính phủ ngày nay) để chữa bệnh cho mọi người. Nguyễn Đại Năng là một