VIỆT SỬ TOÀN THƯ - Trang 361

bình triết học đầu tiên ở nước ta sau này, gồm 14 thiên khen Chu Công hơn
Khổng Tử, tôn Chu Công làm bậc tiên thánh, Khổng Tử làm Tiên Sư và nêu
4 chỗ đáng ngờ:

a) Khổng Tử đến chơi nhà hàng Nam Tử.

b) Khổng Tử hết lương ở nước Trần.

c) Và d) Công Sơn Phất Nhiễu, Phất Bạt với Khổng Tử, Khổng Tử

muốn đi.

Cũng trong sách này, Quý Ly kết tội Hàn Dũ, một danh sĩ đời Đường, đã

bài Phật rất kịch liệt là “Đạo Nho” (nhà nho ăn trộm) và cho rằng các hiền
giả đời Tống (như Chu Mậu Phúc hiệu Liêm Khê, Trình Hiếu, Trình Di,
Dương Thì, Lý Duyên Niên, La Trọng Tố, Chu Tử (tức Chu Hy hiệu Hối
Am) có học rộng nhưng tài thường, không có tinh thần thực tế, chỉ chuyên
nghề cắp lột văn chương tư tưởng.

Ông Chu Thiên cho rằng chiếc roi mà họ Hồ đã quật vào mặt các nhà

hiền giả kể trên có điều oan uổng vì họ Hồ quá thiên về thực hành mà quên
mất điều trọng là hoàn cảnh thực tại chi phối các hiền giả đó. Muốn sao, ta
cũng phụ họ Hồ có một tinh thần độc lập, chịu suy xét, dám tự tin, dám hoài
nghi, không a dua hót bậy, nịnh sằng như đám nho sĩ trước và sau đấy
chẳng riêng gì ở Việt Nam. Nếu trong tư tưởng giới của ta hay của Trung
Quốc có nhiều nhân vật lỗi lạc như họ Hồ, có lẽ văn minh, học thuật Á
Đông còn rạng rõ hơn nữa.

Năm Đinh Sửu (1387), Quý Ly cũng sửa đổi việc học hành. Ông lại bỏ

lối kén nhân tài bằng khoa cử mà bằng lối tuyển cử.

Họ Hồ đặt ra ngạch học quan, xét việc học chỉ có tổ chức ở kinh thành,

mà ở các châu, huyện thì hoàn toàn thiếu sót. Ông sức cho các lộ Sơn Nam,
Kinh Bắc, Hải Đông, mỗi phủ, châu, phải đặt một viên học quan lo việc
giáo hoán thanh niên. Nhà nước trích hoa lợi ruộng công cung cấp một phần

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.