VIỆT SỬ TOÀN THƯ - Trang 381

khi ấy các nước Âu Châu chưa đên trình độ bán khai mà nước ta đã có Quý
Ly bày đặt các việc trước đã khêu đèn văn minh, phỏng Bá Kỳ chẳng đưa
quân Minh về trở ngạnh để cho Quý Ly hết sức kinh lý giang sơn, trùng tân
nhật nguyệt, nước ta hẳn kéo cờ văn minh, thủ xuất trước các nước ở Á
Châu…”

Trong Việt Nam Cổ Văn Học Sử (do nhà Hàn Thuyên Hà Nội xuất bản

năm 1942) ông Nguyễn Đổng Chi cũng viết:

“Tư tưởng và hành vi của nhà độc tài ấy có thể sánh với Vương An

Thạch (1021 – 1086) đời Tống bên Tàu. Vương cũng có một độ bài xách
những lối học huấn hỗ và chú sở của tiên nho cùng là chủ trương những vấn
đề cải lương Trung Quốc. Họ Hồ đã chịu mạnh cái tinh thần đó nên quyết
tâm mở một lối thực học đi đôi với nền tảng quốc gia xã hội mong làm
cường thịnh nước nhà. Người saunayf còn hơn người trước về chỗ chiếm
lấy chiếc ngai vàng cho tiện bề hành động.”

“Nhưng đáng tiếc cho chiếc ngai vàng ấy không bao lâu bị sụp đổ và lôi

cuốn mọi thứ đi mất. Bàn tay phá hoại ấy chính là người Minh, nhưng một
số đông người Việt Nam lấy cớ phục hồi nhà Trần mở đường đón giặc, họ
phải chịu một phần trách nhiệm.”

Tin Mới số 1406 ra ngày 31 – 10 – 1944, trong bài Đọc Sử ông T.N.

cũng viết:

“Đọc Nam Sử, những cuộc cải tạo về chính trị, xã hội, học thuật không

phải là ít, nhưng điều khiến cho chúng ta phải ngạc nhiên và nhớ tiếc hơn cả
là chính sách táo bạo có thể coi như một cuộc cách mạng của họ Hồ và cuối
thập tứ và đầu thập ngũ thế kỷ.

Đem đối chiếu những chính sách của Hồ Quý Ly với lịch sử quốc tế hồi

bấy giờ và nhất là đem đối chiếu với hoàn cảnh Á Đông lúc ấy cuộc cải
cách kia thực là lớn lao về cả tinh thần lẫn phạm vi của nó.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.