kháng chiến, ngoài ra Trương Phụ cũng có biệt tài chiến trận nên khi
Trương Phụ sang, tình thế đôi bên thay đổi rất mau lẹ.
Quân kháng chiến bấy giờ đang chia nhau đánh phá ở miền đông (Hải
Dương) Giản Định đem quân tấn công hạt Ninh Giang, Quý Khoách đóng ở
Bình Than. Giản Định gặp Trương Phụ, bị đánh bại đem binh thuyền chạy
về xuối đến huyện Mỹ Lương (giáp Sơn Tây và Phủ Nho Quan) thì quân
Minh đuổi theo bắt được, sau giải về Kim Lăng.
Quý Khoách sai Đặng Dung đến giữ Hàm Tử Quan (huyện Đông An,
tỉnh Hưng Yên) nhưng vì thiếu lương thực nên không cầm cự nổi lại bỏ
chạy. Quân kháng chiến nao núng, Quý Khoách đành rút hết binh đội về
Nghệ An. Quân Minh lại làm chủ được toàn thể Bắc Việt.
Do cuộc bại trận của phái phong kiến mà nhân dân thêm một phen nữa
bị giặc Minh khủng bố dữ dội. Những người dự vào cuộc kháng chiến,
những kẻ tình nghi phản nghịch, bị chúng tàn sát thẳng tay: xác chết chất
cao thành đống, ruột người treo lòng thong trên các cành cây, đầu người
đem nấu, làng mach bị đốt phá, phụ nữ bị hãm hiếp vô kể…Trong dịp này,
một số người Việt a dua với chúng giết hại nhiều đồng bào để được làm
quan, bọn cẩu tẩu tha hồ tung hoành phỉ chí. So sánh với mấy thời Bắc
thuộc trước, cảnh địa ngụ của giặc Minh rùng rợn hơn cả.
Năm sau (Canh Dần 1410), quân Kháng chiến lại tiến đánh Hồng Châu
được thắng lợi rồi lại chiếm đóng Bình Than. Nhân dân hưởng ứng với binh
bộ, nổi lên đánh giết quân giặc nhưng quân kháng chiến bấy giờ không có
tướng tài, chỉ là những đoàn quân ô hợp, hiệu lệnh bất nhất, lương thực ít ỏi
nên lại bị đánh bạt về Nghệ An như trước.
Thêm một lần nữa, Trương Phụ tuyên cáo tờ chiếu của vua Minh, lấy
nhân nghĩa cám dỗ các tầng lớp xã hội Việt Nam. Cũng ngay trong lúc này,
quân Minh tiến vào Nghệ An để tiêu diệt quân kháng chiến. Cũng ngay
trong lúc này, quân Minh tiến vào Nghệ An để tiêu diệt quân kháng chiến.