có nhiều kẻ được nghe tiếng gọi của hồn nước nên mới nảy ra phong trào
phản đế ngay hai năm sau, ồ ạt như lửa được gió mạnh.
2 – Giản Định Đế Khởi Nghĩa (1407 – 1409)
Máu hàng ngày đổ chan hòa mặt đất, xương trắng kẻ hàm oan phủ khắp
sơn khê đã thúc dục anh hùng hào kiệt nước Nam đứng dậy cứu vãn tình
thế. Trong những kẻ nối giáo cho giặc, chạy theo giặc, một cũng bị lương
tâm cắn rứt hoặc được thời thế giác ngộ đã gia nhập nhiệt liệt phong trào
cứu quốc khi Giản Định vương ( tên là Quỹ) con thứ của vua Nghệ Tông
phất cờ khởi nghĩa. Giờ đó, vua Giản Đinh đang siêu bạt tại làng Yên Mô,
tỉnh Ninh Bình, được Trần Triệu Cơ phụ tá, liền xưng Hoàng Đế để nối
nghiệp nhà Trần, đặt niên hiệu là Hưng Khánh.
Phong trào khởi nghĩa không thắng lợi buổi đầu vì thực lực còn non nớt.
Giản Định Đế thua chạy vào Nghệ An được Đặng Tất (là quan cũ của nhà
Trần, nhà Hồ, sau khi hàng Minh được làm Đại Trị Châu ở Hóa Châu như
cũ) hướng ứng. Họ Đặng giết luôn bọn quan lại nhà Minh rồi đem quân ra
Nghệ An theo vua Giản Định. Tại Đông Triều (Hải Dương), Trần Nguyệt
Hồ cũng chiêu tập binh đội tự động chống nhau với quân Minh nhưng
chẳng bao lâu bị bắt. Các dư đảng chạy vào Nghệ an hợp với quân lực của
Giản Định, nhờ vậy thanh thế của Giản Định bắt đầu bốc mạnh. Tại cửa
Nhật Lệ, hàng tướng nhà Minh là Phạm Thế Căng bị Đặng Tất giết được,
rồi từ Nghệ An trở vào ảnh hưởng của nhà Trần đã được khôi phục. Anh
hùng nghĩa sĩ các nơi ùa theo ngọn cờ cách mạng năm Mậu Tí (1408) Giản
Định hội họp được quân Cần Vương các đạo Thuận Hóa, Tân Bình, Nghệ
An, Diễn Châu và Thanh Hóa tiến ra Đông Đô. Quân cách mạng ra tới
Trường An (Ninh Bình) thì các sĩ phu Bắc Hà, các cố thần của tiền triều
cũng hoan nghênh nhiệt liệt.
Xét tình thế có thể nghiêm trọng, bọn quan lại nhà Minh gửi giấy báo
cáo về triều tới tấp khiến Minh Đế lại phải lo chuyện động binh ráo riết như
buổi đầu của cuộc chinh phục. Mộc Thạnh được phái đem 4 vạn quân Vân