8) Cấm ăn cắp hối lọ của dân đinh phải đi lính và làm sổ sách mập mờ.
9) Phải công bằng trong việc xét công trạng binh đội.
10) Tránh việc gian dâm, trộm cắp.
Tướng sĩ nào phạm vào một trong 10 điều răn này cũng đủ bị tội chém.
Nhờ có quân lệnh nghiêm ngặt như vậy nên dân chúng rất có cảm tình
với quân kháng chiến và nhiệt liệt tham gia cuộc tranh đấu.
6 – Trận Chi Lăng
Tin Vương Thông thua trận Tuy Động, Trần Hạp bỏ mạng, đại quân hao
tổn rất nhiều đã chấn động cả triều Minh. Vua Minh liền phái Chinh Lự phó
tướng quân An viễn Hầu Liễu Thăng, Tham tướng Bảo Định Bá Lương
Minh, Đô Đốc Thôi Tụ, Binh Bộ Thượng Thư Lý Khánh, Công Bộ Thượng
Thư Hoàng Phúc, Thổ Quan Hữu Bố Chính sứ Quảng Tây tiến vào Việt
Nam. Một đạo khác do Chinh Nam tướng quân kiêm Quốc Công Mộc
Thạnh, Tham Tướng Hưng An Bá Từ Hạnh, Tây Ninh Bá Đàm Trung điều
động gồm 5 vạn lính và 1 vạn con ngựa đồng thời sang tiếp viện cho lực
lượng của Vương Thông đang bị vây hãm ở Đông Đô. Quân Liễu Thăng
tràn vào cửa Pha Lũy (Nam Quan), quân Mộc Thạnh vượt qua cửa Lê Hoa,
tương truyền thuộc Tuyên Quang.
Tin viện binh đến đã được mang ra thảo luận rất sôi nổi.
Trái với ý kiến của nhiều tướng lĩnh, Bình Định Vương cho rằng nhân
dịp này đem hết sức mạnh để lấy Đông Đô là hạ sách mà đánh tan quân cứu
viện được thì tất nhiên Đông Đô không đánh cũng phải hàng. Như vậy là
bắn một mũi tên được hai con chim.
Việc này được mọi người hoan nghênh, Vương liền hạ lệnh cho dân
chúng các vùng Lạng Giang, Bắc Giang, Tam Đái, Tuyên Quang, Tuy Hoa