tản cư, áp dụng kế thanh dã (vườn không nhà trống). Các cứ điểm được sắp
đặt kỹ càng để đợi viện quân của đối phương, và quân giặc đến thì đánh
ngay, bởi chnsg vượt dặm trong ít ngày tới nơi phải mệt nhọc, quân ta được
nhàn nhã sung sức tất có hy vọng chiến thắng dễ dàng.
Lê Sát, Lưu Nhân Chú, Lê Linh, Lê Thụ lĩnh 1 vạn tinh binh và 5 con
voi phục ở ải Chi Lăng chờ quân Liễu Thăng, Phạm Văn Xảo, Lê Khả, Lê
Trung, Lê Lý chia quân các nơi chặn giặc.
Tướng giữ ải Nam Quan (Phá Lũy) là Lê Lựu (V.N. Sử Lược chép là
Trần Lựu) thấy giặc vừa đông vừa mạnh tự lượng không chống nổi rút về
Ai Lưu. Giặc tiến đánh AI Lưu, Lê Lựu rút về Chi Lăng. Giặc tiến đánh Chi
Lăng thì gặp phục binh của ta. Lê Lựu ra khiêu chiến nhử giặc đuổi theo.
Nghe tiếng pháo hiệu nổ, biết Liễu Thăng và quân bản bộ đã vào đúng trận
thế, các tướng Lê Sát, Lưu Nhân Chú hô quân mai phục bổ vây chặt chẽ.
Giặc hoảng hốt chen nhau, dầy xéo nhau mà chết, Liễu Thăng cùng 100
quân kỵ chạy đến chỗ bùn lầy thì không tiến được nữa, bị chém ở núi Mã
Yên. Trận này khởi từ ngày 18 tháng 9 đến ngày 20 thì kết liễu, chủ tướng
chết cùng hơn một vạn binh sĩ. Đạo quân tiếp ứng ba vạn người của Lê Lý
vừa kịp đến, nhân cái đà thắng trận ùa vây đánh quân Minh chém được
Lương Minh ngày 25. Lý Khánh lâm bước nguy kịch ba hôm sau cũng tự
sát trong đám loạn quân. Còn lại Hoàng Phúc, Thôi Tụ, đem tàn quân chạy
về thành Xương Giang (thành này xây ở xã Thọ Xương phủ Lạng Giang).
Nửa đường họ bị quân Lê Sát đuổi kịp đánh cho tơi bời. Thôi Tụ liều chết
chạy được tới thành Xương Giang thì thành này đã treo cờ Việt quân.
Chiếm được thành này là tướng Trần Nguyên Hãn. Thôi Tụ đành phải rút
lui ra ngoài đồng lập trại và đắp lũy để chống giữ.
Lúc này trời mưa bão, giặc không tiến được. Đêm tối Thôi Tụ cho bắn
sung làm hiệu để quân trong hai thành Đông Quan và Chí Linh tới cứu,
không biết hai nơi này cũng đang lâm nguy. Bình Định Vương chia quân
chặn hết các địa điểm thủy bộ từ cửa ải Mã Yên, Chi Lăng và Pha Lũy. Trần