Trãi” viết: “Thị Lộ đã được gần vua khá lâu trước cuộc duyệt binh ở Chí
Linh. Nàng được vời vào cung giữ việc dạy các cung nhân với chức Lễ
Nghi Học Sĩ. Rồi nhà vua đã say mê nàng. Nguyễn Trãi tuy biết việc này
nhưng chỉ đành bấm bụng và Thị Lộ cũng không thể có một thái độ nào
khác là thụ động mối tình vương giả ấy. Nàng được lệnh về Côn Sơn để
cùng Nguyễn Trãi lo việc đón tiếp sau đó nàng theo giá hoàn cung với nhà
vua cùng một lúc”[4].
Ngày mồng 4 tháng 8, ngự đạo về đến huyện Gia Định (nay là Gia Bình,
thuộc tỉnh Bắc Ninh) gặp trời tối phải nghỉ lại ở Lệ Chi Viên (làng Đại Lai)
là một trại trồng vải, xưa kia là chốn ly cung của các triều Lý, Trần. Đêm
hôm ấy, nhành hoa thược dược được thấm nhuần cơn thụy vũ, rồi rạng ngày
mồng 5, Thị Lộ trong màn ngự nhảy ra kêu thất thanh.
Vua Thái Tông lạnh dần. Ngự Y dùng đủ mọi phương để cứu mà vẫn vô
hiệu. Nửa đêm mồng 6, xa giá về đến kinh sư mới khua chuông báo cho
thần dân biết hung tín. Ai nấy đều hết sức xôn xao. Sự thật vua Thái Tông
mất chỉ vì trải một đêm tửu sắc qua đô rồi cảm nhiễm sương gió.
Cái chết đột ngột của ông vua 20 tuổi, không ốm, không đau trong tay
một người đàn bà, và người đàn bà đó là thiếp yêu của một vị trọng thần,
quả là một điều đáng nghi ngờ. Trong triều đình, vì không a dua với bọn
tiểu nhân, Nguyễn Trãi lại giữ địa vị lớn đã từng bị nhiều sự ghét ghen hiềm
khích, thì đây là một dịp tốt để họ rửa hờn báo oán và tranh giành ảnh
hưởng. Về phía bọn quan liêu như vậy đã là mối nguy lớn, về phía Hoàng
Gia, cái chết của Thái Tông càng tai hại hơn cho họ Nguyễn. Nguyên bà phi
Nguyễn Thị Ánh, người làng Bố Vệ, huyện Đông Sơn, xứ Thanh Hóa, sau
buổi tiến cung chầu hầu vua Thái Tông đã sinh được Hoàng Tử Bang Cơ
hồi tháng 6 năm Đại Bảo thứ hai (1411), và tháng 11 năm ấy Hoàng Tử
Bang Cơ được lập làm Thái Tử sau khi Thái Tử Nghi Dân bị truất vì bà mẹ
có tội. Trong giai đoạn này Thị Lộ vào làm Lễ Nghi nữ học sĩ. Rồi nàng đã
chiếm được lòng yêu của ông vua đa tình, hiếu sắc.