thư nghĩa (giải thích các điều trong tứ thư) mỗi bài phải từ 300 chữ trở lên;
kỳ đệ nhị làm bài chiếu, chế, biểu; kỳ đệ tam làm bài phú, kỳ đệ tứ làm bài
văn sách từ một ngàn chữ trở lên.
Năm Nhâm Tuất (1442), mở khoa thi Tiến Sĩ (đời Trần có khoa thi Thái
Học Sinh tức là khoa thi Tiến Sĩ đời Hậu Lê). Các ông nghè là những người
đỗ tiến sĩ được ghi tên vào bia đá để khuyến khích nhân tài về văn học. Bia
tiến sĩ được đặt ở Văn Miếu là nơi thờ Khổng Phu Tử, ông tổ Nho Giáo có
từ thủa đó.
Việc tiền tệ cũng có sửa đổi: cứ 60 đồng là một tiền, lụa thì cứ dài 30
thước, rộng một thước 5 tấc (một thước của ta tương đương 40cm) là một
tấm; vải thì dài 24 thước hoặc 22 là một tấm, giấy thì 100 tờ là một tập.
Cái Án Lệ Chi Viên
Mùa thu tháng 7 năm Nhâm Tuất (năm Đại Bảo thứ ba 1442), vua Thái
Tông ngự giá đi Đông Tuần đến duyệt binh ở thành Chí Linh là nơi cách
Côn Sơn không xa. Nguyễn Trãi một thời đã cáo quan về trí sĩ ở đấy, bởi
nhìn thấy trong triều thưa vắng người trung chính, bè đảng quyền thần Lê
Sát ngồi đầy, vả thù nhà nhục nước đã trả xong nên ông xin về để tránh
những tai vạ bất ưng có thể vương vào mình. Về Côn Sơn, ông lấy gió
trăng, thơ văn, sách vở làm bạn quên lãng sự đời, nhưng chẳng bao lâu lại
bị vua Thái Tông vời ra trao cho chức Kim Tử Vinh Lộc Đại Phu, Nhập Nội
Hành Khiển, Môn Hạ Tỉnh, Giám Thị Đại Phu, Hàn Lâm Viện Thừa Chỉ
Học Sĩ coi việc tam quân và kiêm việc quân dân bạ tịch, từ tụng ở hai đạo
Tây Bắc, ông lại phải về triều cung chức, cũng hy vọng mang cái sở học
đền đáp ơn trên và phụng sự dân tộc.
Được tin Thái Tông về Chí Linh, Nguyễn Trãi đón rước xa giá về Côn
Sơn. Theo Việt Nam Sử Lược vua Thái Tông gặp Thị Lộ là thiếp yêu của
quan Hành Khiểm rất có tài sắc ở đây, rồi nhà vua cho nàng theo giá về
kinh thành. Điều này xét ra không đúng. Trúc Khê tác giả cuốn “Nguyễn