II - LÊ THÁI TÔNG (1434 – 1442)
Vua Thái Tông lên ngôi mới mười một tuổi. Lê Sát được cử làm quan Phụ
Chính, mọi việc triều chính đều do ông quyết định.
Ông xuất thân là một võ tướng, vì có công trong thời đánh đuổi giặc
Minh nên được phong đến Đại Tư Đồ. Vì ít học nên khi giữ địa vị lớn ông
hay lạm quyền và có tính kiêu ngạo. Một số triều thần không chịu khuất
phục ông đều bị hãm hại.
Được ít lâu, vua Thái Tông tuy còn ít tuổi nhưng thông minh, dần dà
việc triều chính nhà vua nắm giữ lấy. Ngài giết Lê Sát để thâu lại quyền
binh, nhưng sau vì không có người phụ tá đắc lực can ngăn nên ngài đắm
say tửu sắc và thiếu nhiều đức tính của một bậc đế vương.
Ta hẳn nhớ những người tay chân của vua Thái Tổ hầu hết là những võ
tướng thiếu học. Có một số người có học là những văn quan nhưng lại ở
chức nhỏ vì đến sau, trừ Nguyễn Trãi là một nhà văn học uyên bác, ngay
tiên sinh tuy địa vị lớn nhưng do tính ngay thẳng thường bị số đông dèm
pha mà không được tin dùng lắm. So sánh với hai tiền triều Lý, Trần buổi
đầu thì triều Hậu Lê kém hiền tài rõ rệt.
Dưới đời vua Thái Tông, thiên hạ thường bị nhiều tai trời, ách nước, hạn
hán, sâu hoàng trùng cắn lúa phá hại mùa màng, dân gian bị đói khổ. Tại
vài miền sơn cước có đôi ba đám giặc Mường, Mán nổi loạn, có khi nhà
vua phải thân chinh, có khi cho các quan đi đánh dẹp. Còn các lân bang như
Xiêm La, Ai Lao, Chiêm Thành, nhờ uy thế của vua Thái Tổ nên vẫn có sự
giao hảo và tiến cống.
Việc thi cử được chỉnh đốn lại như sau; 5 năm một lần thi Hương, 6 năm
một lần thi Hội. Phép thi thì kỳ đệ nhất làm một bài kinh nghĩa, bốn bài tứ