nghiệp phát đạt, tiến đến chế độ gia tộc phụ hệ, còn ở những miền hẻo lánh,
rừng núi chế độ thị tộc vẫn còn tiếp tục.
Hậu Hán Thư quyển 116 chép về văn hóa của người Lạc việt như sau:
“Người Giao Chỉ không phân biệt trưởng ấu…Không biết lễ giá thú, chỉ
theo dâm hiếu mà không biết tình cha con, không biết đạo vợ chồng, nghĩa
là không có tổ chức gia tộc theo chế độ phụ hệ, chế độ tôn pháp như Trung
Quốc.
Trong sớ của tiết Tôn ở đời Tam Quốc (Tam Quốc Chí 9.53) có đoạn nói
rằng khi mới thuộc Hán, người Giao Chỉ ở huyện Mê Linh, và Cửu Chân ở
huyện Đô Lương, hễ anh chết thì em lấy chị dâu, đó là di tích của chế độ
mẫu hệ. Sua này xúc tiếp mỗi ngày một sâu với văn hóa Bắc phương những
phong tục dấu vết của thời man mọi này tiêu ma dần cho đến mất hẳn từ
thời Tích Qunag và Nhâm Diên tức là thời Đông Hán. Trong cuốn Xã Hội
Việt Nam ông Lương Đức Thiệp có nêu ra điểm này và trong cuốn Les
Grandes époquesde I’Indochine, Bulletin de la S.E.M du Tonkin, Tome XV
—No.2pp. 281-287, Ông L. Finot cũng có nói: Dân Văn Lang trước thế kỷ
thứ 2 và thứ 3 còn sống ở trong trạng thái gia đình mẫu hệ (matricarcat và
có tục đàn bà góa phải tái giá với an hem chồng (lévirat). Trạng thái này đổi
dời lần lần do sự đồng hóa với Tàu để từ gia tộc mẫu hệ biến thành gia tộc
phụ quyền. Ông Nguyễn Văn Tố bác bỏ kịch liệt thuyết này cho rằng không
có chế độ thị tộc mẫu hệ vì họ Hồng Bàng từ mua Đế Minh đến Lộc (Kinh
Dương Vương) đã có việc hôn phối tức là không có tục đàn bà góa phải tái
giá với anh em chồng. Chúng tôi thiết nghĩ chế độ mẫu hệ có thể xuất hiện
với đời thái cổ ở bất cứ nơi nào khi người ta chưa có văn minh, đạo đức.
Lời phản đối của ông Nguyễn Văn Tố phải chăng vì lòng tự ái dân tộc
chăng?
Về tổ chức chính trị, các thị tộc Lạc Việt còn là những bộ lạc đặt dưới
quyền một tù trưởng và khi thị tộc Lạc việt đến Bắc Việt khuynh hướng tập
trung bắt đầu rồi thành một chế độ phong kiến sơ sài. Tình trạng này khởi